Định giá cổ phiếu là việc nhìn vào nhiều yếu tố để tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một cổ phiếu. Nói một cách dễ hiểu hơn là quá trình đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền.

Có rất nhiều công thức và các phương pháp định giá cổ phiếu, tuy nhiên nổi bật nhất là các công thức được tạo ra bởi Benjamin Graham.

Khi định giá một cổ phiếu nào đó, bạn phải tổng hợp tất cả những con số, dữ liệu vào trong những mô hình. Từ những thông tin bạn có được về doanh nghiệp cả trong quá khứ và những dự đoán trong tương lai để vẽ nên một bức tranh tổng thể cho doanh nghiệp đó.

Khi đã có được bức tranh toàn cảnh, bạn sẽ vạch ra được những giả định, ý niệm chủ quan về cổ phiếu cũng như doanh nghiệp. Sau cùng, từ những giả định và bức tranh tổng thể của mình mà bạn sẽ xác định được giá trị của doanh nghiệp.

Tóm lại, định giá cổ phiếu là kết quả của quá trình tổng kết những con số để xác định giá của cổ phiếu ở hiện tại.

Hãy lưu ý, một sai lầm mà bạn không nên mắc phải trong quá trình định giá cổ phiếu chính là đưa ra một con số chính xác cho giá trị cổ phiếu. Đã là dự đoán thì không thể chính xác tuyệt đối. Vì vậy hãy xác định giá trị trong một khoảng thay vì một con số cụ thể.

Giá trị cổ phiếu sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng kịch bản giả định mà bạn đưa ra, tức con số này có thể tùy biến chứ không cố định. Thay vì đầu tư vào một con số duy nhất, bạn cần phải biết đặt quyết định của mình vào một khoảng giá trị hợp lý.

Để đảm bảo mức độ an toàn, bạn cần định giá cổ phiếu với nhiều kịch bản, thông dụng nhất là kịch bản cho ba trường hợp tích cực, tiêu cực và kỳ vọng theo phương pháp Graham. Khi ấy, bạn sẽ tìm ra giá trị nhỏ nhất và lớn nhất mà cổ phiếu có thể đạt được. Từ đó xây dựng khoảng giá trị bao hàm giá trị thực của cổ phiếu và đưa ra các quyết định trong khoảng giá trị đó.

Công thức:

Phương pháp Graham là gì?

Công thức Graham (hay Benjamin Graham) là phương pháp đo lường giá trị cơ bản của cổ phiếu bằng cách tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) của một công ty.

Kết quả của công thức Graham sẽ cho biết giới hạn của phạm vi giá mà một nhà đầu tư phải trả cho cổ phiếu. Theo lý thuyết, bất kỳ giá cổ phiếu nào dưới con số Graham đều được coi là định giá thấp, tức là cổ phiếu đáng để đầu tư.

Công thức định giá 1

Đây là công thức đầu tiên được Benjamin Graham công bố trong cuốn sách “Phân tích chứng khoán” (Stock Analysis):

V = EPS x (8.5 + 2g)

Trong đó:

  • V là giá trị của cổ phiếu
  • EPS là thu nhập trên 1 cổ phiếu sau thuế lũy kế 12 tháng gần nhất
  • 8.5 là tỷ lệ P/E ước tính của 1 cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập 0%
  • g là tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân trong 7 – 10 năm tới
Công thức định giá 2

Benjamin Graham đã thay đổi chỉ số để tạo nên công thức thứ 2.

V = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4 / y

Trong đó:

  • V là giá trị của cổ phiếu
  • EPS là thu nhập trên 1 cổ phiếu sau thuế lũy kế 12 tháng gần nhất
  • 4.4 là mức tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu (hay, lãi suất phi rủi ro).
  •  Y là lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 20 năm ở thời điểm hiện tại.

Ở công thức thứ hai, Benjamin Graham đã bổ sung con số 4.4 mang ý nghĩa là mức tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu. Đây là công thức được Benjamin Graham công bố vào năm 1962.

Khi công bố công thức này, lãi suất phi rủi ro tại Mỹ là khoảng 4.4%, tương đương lãi suất trái phiếu xếp hạng AAA kỳ hạn 20 năm). Do đó, để điều chỉnh công thức cho phù hợp cần thêm biến số y là lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 20 năm ở thời điểm hiện tại.

Trái phiếu đô thị hay trái phiếu công ty được xếp hạng cao nhất ký hiệu là AAA, được thanh toán toàn bộ vốn và lãi kỳ vọng khi đến hạn. Trái phiếu xếp hạng AAA, AA, A, và BBB bởi công ty Standard & Poor’s, hạng Baa hay hạng cao hơn được quyết định bởi Moody’s Investors Service, chúng được coi là loại trái phiếu xếp hạng đầu tư, đáp ứng được điều kiện để ngân hàng và các định chế tiết kiệm mua làm chứng khoán đầu tư.

Công thức định giá 3

Công thức định giá thứ 3 được Benjamin Graham đưa ra:

V = (22.5 x EPS x BVPS)^(1/2)

Trong đó:

  • V là giá trị của cổ phiếu
  • EPS là thu nhập trên 1 cổ phiếu sau thuế lũy kế 12 tháng gần nhất (4 quý gần nhất)
  • BVPS giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần

Ví dụ:

Để hiểu hơn về công thức định giá của nhà đầu tư huyền thoại Graham, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ví dụ qua một cổ phiếu X giả định sau đây.

Cổ phiếu X có các thông số: 

  • EPS = 5.000 VNĐ (lợi nhuận trên 1 cổ phiếu)
  • G = 7%/năm (trung bình kéo dài từ 5 – 10 năm)
  • Y = 6 (tức là 6% cho lãi suất trái phiếu doanh nghiệp)

BVPS = 40.000 VNĐ (giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu)

Áp dụng theo ba công thức, ta có:

  • CT1: Value1 = EPS x (8.5 + 2g) = 5.000 x (8.5 + 2×7) = 112.500VNĐ
  • CT2: Value2 = [EPS x (8.5 + 2g) x 4.4]/y = [5.000 x (8.5 + 2×7) x 4.4]/6 = 82.500VNĐ
  • CT3: Value3 = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½) = (22.5 x 5.000 x 50.000) ^ (½) = 67.000VNĐ

Do giá trị cổ phiếu không phải một con số chính xác mà là một dải rộng nên giá trị của cổ phiếu X sẽ nằm trong khoảng từ 82.500VNĐ đến 116.200VNĐ.

Lưu ý:

Phương pháp đầu tư giá trị của Graham Benjamin được tạo ra vào giữa thế kỉ 20 và được ứng dụng tại thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy những công thức này vẫn mang tính ứng dụng cao tại thị trường Việt Nam nhưng để việc áp dụng hiệu quả, nhà đầu tư cần có một số điều chỉnh để phù hợp hơn với đặc điểm thị trường nước ta.

  • Công thức 1: V = EPS x (7 + 1.5g)

Để áp dụng công thức hiệu quả hơn, các chuyên gia cho rằng các khoản thu nhập bất thường nên lựa chọn sử dụng EPS (normalized EPS) đã được điều chỉnh. Công thức 2 và 3 của Benjamin Graham cũng được chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng Normalized EPS.

  • Công thức 2: V =[ EPS x (7 + 1.5g) x 4.4]/y

Tham số Y trong công thức của Benjamin Graham đại diện cho lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 20 năm ở thời điểm hiện tại. Một số chuyên gia cho rằng, có thể sử dụng trái phiếu chính phủ 10 năm cho yếu tố này để phù hợp với thị trường Việt Nam. Ngoài ra, giá trị Y cũng nên được điều chỉnh sao cho hợp lý với tình hình vĩ mô trong thời gian tới như là việc kỳ vọng tăng lãi suất trong tương lai.

Nguồn: stock24h.vn

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan