Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm tạo ra được chiến lược hiệu quả nhất bạn cần phải biết là vùng hỗ trợ – một trong những kiến thức quan trọng cần có. Vậy, vùng hỗ trợ trong chứng khoán là gì? Để hiểu rõ hơn hãy cùng StockUp xem bài viết này nhé!

Vùng hỗ trợ trong chứng khoán là gì?

Vùng hỗ trợ hay còn gọi là Support là một vùng giá có xu hướng sẽ giảm được kỳ vọng sẽ xuất hiện sự đảo chiều tăng lên. Chính tại vùng này, hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán đều sẽ thực hiện nhiều lệnh mua hơn lệnh bán. Khi giá được điều chỉnh giảm xuống và dần có xu hướng tăng lên, tại vùng giá thấp nhất trước khi có xu hướng tiếp tục tăng thì được gọi là vùng hỗ trợ. Thông qua việc xác định này, các nhà đầu tư cổ phiếu có thể phân tích kỹ thuật và các chỉ số liên quan để đưa ra những quyết định mua bán cổ phiếu phù hợp với tình hình hiện tại.

Vùng hỗ trợ và Vùng kháng cự trong đầu tư chứng khoán
Vùng hỗ trợ và Vùng kháng cự trong đầu tư chứng khoán

Bên cạnh đó, còn có một khái niệm thường xuyên được nhắc đến chính là “vùng kháng cự”.

Vậy vùng kháng cự là gì?

Vùng này ngược lại với vùng hỗ trợ, vùng giá hoạt động khi đang có xu hướng tăng và được dự đoán đảo chiều giảm xuống. Tại vùng giá này, nhà đầu tư mong muốn mức giá sẽ giảm thấp hơn trong các giao dịch chứng khoán. Với vùng kháng cự (Resistance), áp lực bán của nhà đầu tư sẽ cao hơn so với áp lực mua. Vùng kháng cự được xác định là vùng giá cao nhất trước khi giá có xu hướng tiếp tục tăng lên.

Sự khác nhau giữa vùng hỗ trợ và vùng kháng cự

Vùng hỗ trợ được xem là đáy và vùng kháng cự được xem là đỉnh. Thị trường chứng khoán luôn biến động khiến cho giá cả cũng tăng giảm thường xuyên, nhưng giá cả luôn chuyển biến theo các chuỗi đỉnh và đáy liên tiếp nhau. Nhà đầu tư khi hiểu rõ và xác định được thì có thể thực hiện các lệnh giao dịch kịp thời nhờ vào dự đoán xu thế thị trường.

vùng hỗ trợ và kháng cự trong đầu tư chứng khoán
vùng hỗ trợ và kháng cự trong đầu tư chứng khoán

Khi xu hướng thị trường tăng lên, vùng hỗ trợ và vùng kháng cự được tạo ra theo chiều hướng đi lên. Ngược lại, khi xu hướng thị trường giảm xuống, các vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ đảo chiều và theo chiều hướng đi xuống.

Nếu vùng hỗ trợ và kháng cự có mức bị phá vỡ thì cả hai vùng trên sẽ đổi hướng ngược lại cho nhau. Nói cách khác, vùng hỗ trợ sẽ là vùng kháng cự và vùng kháng cự sẽ đổi thành vùng hỗ trợ.

Yếu tố hình thành vùng hỗ trợ và vùng kháng cự trong chứng khoán

Theo John Murphy cho biết có 2 yếu tố chính để hình thành nên vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Chính là tâm lý thị trường và thói quen tiếc nuối quá khứ.

Tâm lý thị trường

Là thái độ chung của các nhà đầu tư đối với một tài sản cụ thể hoặc toàn bộ thị trường. Nó được ví như cảm giác hoặc nhịp điệu của thị trường, hay tâm lý, thể hiện qua các hoạt động giao dịch và biến động giá cả.

Nói cách khác, tâm lý thị trường phản ánh cảm xúc và niềm tin chi phối hành vi của nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có thể thay đổi nhanh chóng dựa trên tin tức, sự kiện, diễn biến thị trường và thậm chí là tâm lý đám đông.

Thói quen tiếc nuối quá khứ

Đây là một trong những tình trạng hay xảy ra với các nhà đầu tư. Nguyên do vì thua lỗ nhiều, lỡ phiên giao dịch có cơ hội cao nên sẽ xuất hiện các tâm lý sợ giao dịch. Thay vì họ đưa ra quyết định mua hoặc bán thì họ sẽ không làm gì tại bất kỳ xu hướng vùng hỗ trợ và vùng kháng cự đã diễn ra, cứ thế xu thế trôi qua đi một cách vô giá trị.

Ý nghĩa của vùng hỗ trợ và vùng kháng cự

  • Giúp dự đoán xu hướng giá: Khi giá tiếp cận vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự, có khả năng giá sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại.
  • Xác định điểm vào/ra lệnh: Nhà đầu tư có thể mua vào khi giá ở vùng hỗ trợ và bán ra khi giá ở vùng kháng cự.
  • Đánh giá mức độ mạnh/yếu của xu hướng: Nếu giá phá vỡ vùng hỗ trợ/kháng cự một cách mạnh mẽ, có thể xu hướng giá sẽ tiếp tục theo hướng đó.

Chúc bạn tìm được cổ phiếu tìm năng với Trợ lý đầu tư chứng khoán Stockup. Hãy theo dõi các bài viết của Stockup để có thêm kiến thức đầu tư về thị trường và các phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhé!

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan