Vốn hóa (Market Capitalization) là tổng giá trị hiện tại của một công ty tính trong một thời gian cụ thể.

Giá trị này bao gồm: Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành, các khoản thu nhập được giữ lại và nợ dài hạn.

Hiểu đơn giản hơn, giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp là tổng giá trị của các loại vốn cổ phần mà công ty đang phát hành. Nói cách khác, đây là tổng giá trị tiền cần phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Với các nhà đầu tư và các nhà phân tích khác, chỉ số vốn hóa là thước đo cơ bản nhất cho quy mô của một doanh nghiệp. Theo đó, dựa trên các chỉ số về quy mô, tốc độ tăng trưởng của giá trị vốn hóa thị trường này, mà doanh nghiệp sẽ được đánh giá có tiềm năng phát triển và có đáng đầu tư hay không.

Giá trị vốn hóa thị trường phản ánh mức giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Và, nó sẽ phần nào tác động đến giá cổ phiếu tương lai dựa vào sự kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Công thức:

Vốn hóa thị trường = Giá trị cổ phiếu thời điểm hiện tại x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tỷ lệ vốn hóa (capitalization rate)

Tỷ lệ vốn hóa (Capitalization Rate) là tỷ trọng của một loại vốn vay hoặc cổ phần trên tổng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. Thông thường, các công ty lớn sẽ có nhiều loại cổ phần và vốn vay khác nhau. Theo đó, tỷ lệ vốn hóa được sử dụng sẽ thể hiện sự quan trọng của mỗi loại cổ phần trong một cơ cấu doanh nghiệp.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Với doanh nghiệp:

  • Vốn hóa đo lường giá trị thị trường, quy mô của doanh nghiệp. Nó giúp định giá công ty và thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó cho biết giá trị tổng thể của công ty trên thị trường chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu và số lượng đang lưu hành. Giá trị này được tính tổng theo tiền mặt. Vốn hóa càng cao, giá trị và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường càng lớn.
  • Vốn hóa thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp. Vốn hóa được tính dựa trên các con số kết quả kinh doanh hiện tại. Nhờ đó, nó cho biết mức độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm và trong tương lai..
  • Vốn hóa càng cao, tính thanh khoản cổ phiếu càng lớn, rủi ro càng ít. Giá trị vốn hóa cao, thường có tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định. Điều này đảm bảo lợi nhuận lâu dài khi sở hữu cổ phiếu và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Các cổ phiếu này sẽ có tính thanh khoản thị trường cao, ít rủi ro.

Với nhà đầu tư: Chỉ số vốn hóa của một doanh nghiệp giúp họ xác định tiềm năng tăng trưởng và mức độ rủi ro khi đầu tư cổ phiếu. Và, dựa trên chỉ số này, nhà đầu tư có thể so sánh và lựa chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng và đáng đầu tư nhất.

Yếu tố ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường của doanh nghiệp

Tương tự mọi chỉ số giá trị doanh nghiệp khác, vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố cung cầu. Trong đó, các yếu tố tác động lớn đến giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp có thể chia làm 2 nhóm chính. Đó là yếu tố nội bộ và yếu tố ngoại cảnh.

Yếu tố nội bộ

Đây là những yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh, các chiến lược hoạt động, bộ máy quản trị,… Các yếu tố này thể hiện kết quả và tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Nếu được đánh giá tốt, nó sẽ tạo ra kỳ vọng, niềm tin và thu hút thêm nhà đầu tư cổ phiếu. Từ đó khiến giá trị vốn hóa tăng cao.

Ví dụ: Các chỉ số doanh thu, biên lợi nhuận, tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), chiến lược phát triển sản phẩm, phân phối cổ phiếu hiệu quả sẽ năng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó ảnh hưởng và làm gia tăng giá trị vốn hóa doanh nghiệp.

Yếu tố ngoại cảnh

Đây là những yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế, chính trị – xã hội, hay các yếu tố pháp lý khác. Các yếu tố này ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông qua biến động cung cầu. Điều này dẫn đến sự thay đổi chi phí sản xuất, chi phí tiêu dùng. Ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và cân bằng giữa các doanh nghiệp trong ngành. Từ đó làm thay đổi giá trị vốn hóa của nhiều doanh nghiệp đồng thời.

Ví dụ: Một sự kiện chính trị lớn khiến các nhà đầu tư lo sợ cả thị trường tăng giá. Điều này khiến họ có xu hướng tích lũy thay vì tiếp tục giao dịch. Cung lớn hơn cầu khiến sự cân bằng và giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp thay đổi.

Các sự kiện chính trị này có thể là sự thay đổi lãi suất, tỷ số giá tiêu dùng, chính sách tiền tệ mới, chính sách thương mại, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, hay thiên tai,…

Top cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay

Theo thống kê mới nhất trong tháng 6 năm 2023. Dưới đây là Top 10 cổ phiếu chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam.

Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam (Tỷ đồng)

STTMã chứng khoánTên doanh nghiệpLĩnh vực hoạt độngGiá trị vốn hóa (Tỷ đồng)
1VCBNgân hàng thương mại cổ phần ngoại thương VCB Việt NamDịch vụ tài chính385.450
2VHMCông ty cổ phần VinhomesBất động sản330.601
3VICTập đoàn VingroupCông nghiệp, thương mại dịch vụ, bất động sản,…309.692
4BIDNgân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển BID Việt NamDịch vụ tài chính220.046
5GASTổng công ty khí Việt NamSản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dầu khí.207.281
6HPGTập đoàn Hòa PhátSản xuất thép, tôn mạ, nội thất, thiết bị điện lạnh,…201.729
7TCBNgân hàng TMCP Kỹ thương Việt NamDịch vụ tài chính173.966
8VNMCông ty cổ phần sữa Việt Nam VNM VinamilkDinh dưỡng, sữa, thực phẩm trẻ em,…169.077
9MSNCông ty cổ phần tập đoàn MasanSản xuất, cung cấp hàng tiêu dùng, đồ uống, gia vị,…167.872
10VPBNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh VượngDịch vụ tài chính165.372

 

Trên đây là 10 mã doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam mà bạn có thể biết. Tùy theo từng thời điểm với từng sự kiện chính trị, và hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà tỷ lệ này có thể thay đổi khác nhau.

Lưu ý về vốn hóa doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán

Các chỉ số vốn hóa, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp là những dữ liệu quan trọng và nhà đầu tư cần chú ý. Nó cung cấp cho bạn nhiều thông tin quan trọng, giúp đánh giá tiềm năng khi sở hữu cổ phiếu. Và so sánh các cổ phiếu với nhau, từ đó bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

Phân biệt vốn hóa và vốn chủ sở hữu

Vốn hóa và vốn chủ sở hữu là 2 khái niệm khá dễ nhầm lẫn mà nhà đầu tư thường gặp. Tuy nhiên, đây lại là 2 giá trị vốn hoàn toàn khác nhau. Trong đó:

  • Vốn hóa thị trường là căn cứ đánh giá quy mô doanh nghiệp. Được tính toán dựa trên giá trị cổ phiếu, số lượng cổ phiếu phát hành. Giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp sẽ luôn thay đổi theo thời gian. Nhà đầu tư có thể đánh giá các lợi thế của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh khi phân tích giá trị này.
  • Vốn chủ sở hữu là căn cứ tính toán và đánh giá giá trị thực của một doanh nghiệp. Trong đó, giá trị tài sản cố định là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cũng không biến động theo thời gian.
Ảnh hưởng của vốn hóa với đầu tư chứng khoán

Trong thị trường đầu tư, tiềm năng tăng trưởng của một cổ phiếu sẽ luôn là mối bận tâm lớn nhất của các nhà giao dịch. Khi đó, giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp sẽ là yếu tố được đánh giá hàng đầu.

Vốn hóa càng cao, cổ phiếu càng có giá trị và tiềm năng tăng trưởng. Do đó, khi đầu tư chứng khoán, những doanh nghiệp có mức vốn hóa càng cao sẽ càng đảm bảo lợi nhuận sở hữu và thu hút lượt đầu tư mới. Tuy nhiên, nếu ngân sách có hạn, bạn lên lựa chọn các doanh nghiệp có mức vốn hóa Midcap sẽ an toàn hơn.

Vốn hóa thể hiện tầm nhìn chiến lược, định hướng doanh nghiệp và cách làm việc của doanh nghiệp. Phần lớn các đánh giá này đến từ việc phân tích giá trị vốn hóa thông qua báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Giá trị vốn hóa thể hiện mối tương quan giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Khi phân tích giá trị này, nhà đầu tư sẽ xác định được lựa chọn giao dịch an toàn, ít rủi ro với tính thanh khoản tốt nhất.

Chiến lược đầu tư hiệu quả dựa trên vốn hóa

Khi phân tích giá trị vốn hóa doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có 2 phương án giao dịch chính. Cụ thể:

  • Đầu tư dài hạn với cổ phiếu có vốn hóa lớn và trung bình. Với các doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh của họ đã đạt sự ổn định ở một mức nhất định. Sự tăng trưởng có lẽ không mạnh mẽ nhưng đều đặn. Đầu tư cổ phiếu này là một chiến lược khá phù hợp, với mức rủi ro thấp mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
  • Đầu tư lướt sóng với các cổ phiếu có mức vốn hóa trung bình hoặc thấp. Đây là các cổ phiếu mới, giới hạn biến động giá trị khá cao. Chiến lược đầu tư lướt sóng và thu lời từ khoản chênh lệch mua bán sẽ là tối ưu nhất. Với chiến lược này, nhà đầu tư cần đảm bảo có đủ thời gian để theo dõi và giao dịch trực tiếp trên thị trường.

 

 

Nguồn: giaodichtaichinh.com

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan