Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên trong công ty liên doanh. Trong một số trường hợp nó cũng được tính trên các cổ đông của công ty cổ phần.

Như vậy, vốn chủ sở hữu được xem là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là phần vốn góp từ các chủ sở hữu để tiến hành kinh doanh, kiếm lợi nhuận. Dĩ nhiên song hành với đó, họ cũng sẽ cùng gánh lỗ nếu kinh doanh không có lãi.

Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hiểu là nguồn tài trợ thường xuyên. Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, vốn chủ sở hữu sẽ được đem ra thanh toán phần lỗ, nợ. Sau đó phần còn lại sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư.

Vốn chủ sở hữu gồm:

Thành phần tạo nên vốn chủ sở hữu

  • Vốn cổ đông.
  • Cổ phiếu quỹ.
  • Thặng dư vốn cổ phần.
  • Lãi chưa phân phối.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
  • Quỹ dự phòng, tài chính.
  • Vốn khác của chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần

Trong những thành phần cấu thành trên, cổ phiếu quỹ và thặng dư vốn cổ phần chỉ được áp dụng trong công ty cổ phần. Trong đó:

  • Cổ phiếu quỹ: Công ty cổ phần mua lại chính cổ phần của mình và không tiến hành hủy bỏ số cổ phần được mua. Phần cổ phiếu đó chính là cổ phiếu quỹ.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá phát hành cổ phiếu hoặc giữa giá mua lại và giá tái phát hành.

Ví dụ: Cổ phiếu của công ty A có giá 15.000 đồng. Giá thị trường là 30.000 đồng. Số lượng cổ phiếu được phát hành là  20.000 cổ phiếu.

Vậy thặng dư vốn cổ phần = 20.000 x (30.000 -15.000) =300.000.000 VND

Nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, các mô hình kinh doanh được hình thành và phát triển ngày càng đa dạng. Bên cạnh các công ty liên doanh và cổ phần, phần vốn này cùng đặc biệt quan trọng với các loại hình kinh doanh khác. Dĩ nhiên với những đặc điểm cùng loại hình kinh doanh khác nhau, đặc điểm vốn chủ sở hữu cũng có sự khác biệt.

Vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước

Đây là dòng vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chính bởi vậy, chủ sở hữu vốn là nhà nước.

Tại công ty cổ phần

Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu là phần vốn được hình thành từ các cổ đông. Do đó chủ sở hữu vốn chính là các cổ đông của công ty.

Đối với công ty TNHH

Đây cũng là hình thức kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam. Vốn chủ sở hữu của công ty TNHH được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên. Vì vậy toàn bộ thành viên đóng góp chính là chủ sở hữu vốn.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Tại doanh nghiệp tư nhân, vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi chủ doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận hay thua lỗ đều do chủ doanh nghiệp tư nhân tự mình gánh vác.

Nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Việt Nam

Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ được hiểu là phần vốn do thành viên hoặc cổ đông cam kết góp trong thời hạn được quy định tại điều lệ công ty. Cụ thể vốn điều lệ có thể tồn tại ở dạng:

  • Tiền, ngoại tệ
  • Quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu đất.
  • Bí quyết kinh doanh, công nghệ hoặc một số tài sản khác.

Có thể nói: Vốn điều lệ là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro cho các thành viên góp vốn trong công ty.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu 
Bản chấtĐây là tài sản đóng góp của các thành viên để trở thành chủ sở hữu công ty.Là tài sản của các chủ sở hữu công ty thu lại sau khi vận hành doanh nghiệp.
Chủ sở hữuDo cá nhân, tổ chức đóng góp hoặc cam kết góp.Có thể là nhà nước, cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp.
Nguồn đóng gópNguồn chính từ cá nhân tổ chức đóng góp hoặc cam kết góp.Do nhà nước, cá nhân hoặc doanh nghiệp bổ sung từ lợi nhuận.
Nơi thể hiệnVốn điều lệ được thể hiện rõ trong điều lệ công ty.Dễ dàng nắm bắt vốn chủ sở hữu qua kết quả kinh doanh.

Công thức

Tiếp cận theo phương diện kế toán, vốn chủ sở hữu chính là sự khác biệt giữa giá trị tài sản và giá trị khoản nợ của doanh nghiệp. Thường nó sẽ được tính toán như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả của DN

Ví dụ:

Một khu đất có giá trị khoảng 3 tỷ VND. Tuy nhiên để sở hữu chủ đất phải vay nợ 1 tỷ VND. Như vậy khu đất là đại diện cho 2 tỷ VND chính là vốn sở hữu của chủ đất.

Biến động vốn chủ sở hữu nói nên điều gì?

Nguồn vốn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển cũng như sự tồn vinh của doanh nghiệp. Chính vì vậy xu hướng biến động của nguồn vốn cũng được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Vậy biến động vốn chủ sở hữu cho chúng ta biết điều gì?

Vốn chủ sở hữu tăng

  • Vốn chủ sở hữu tăng đồng nghĩa với số lượng vốn góp tăng. Điều này phản ánh tốc độ phát triển, thu lợi của doanh nghiệp.
  • Nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể là quỹ vốn của chủ sở hữu.
  • Khi vốn chủ sở hữu tăng, giá cổ phiếu phát hành sẽ có xu hướng tăng cao hơn so với mệnh giá.
  • Thường giá trị của quà biếu, tài trợ tặng trừ thuế là số dương. Đồng thời các cấp thẩm quyền cũng sẽ được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu giảm nói lên điều gì?

Vốn chủ sở hữu giảm cũng là tín hiệu đặc biệt quan trọng. Nó cho chúng ta biết xu hướng biến động tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó ban giám đốc điều hành có thể điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp vốn chủ sở hữu giảm:

  • Doanh nghiệp cần phải hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu.
  • Vốn chủ sở hữu giảm là dấu hiệu kinh doanh nỗ, nợ cao. Thậm chí dẫn đến giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Giá cổ phiếu phát hành thường thấp hơn mệnh giá.
  • Đối với công ty cổ phần, số lượng cổ phiếu ký quỹ có thể bị hủy.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp có khả năng cao phải bù lỗ lớn cho kết quả kinh doanh thua lỗ.
Nguồn: mayruaxemini.vn

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan