Uptrend là xu hướng tăng giá tổng thể của thị trường. Khi thị trường đang ở xu hướng Uptrend, chúng ta sẽ thấy các đặc điểm đó là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.

Thế nhưng, khi xu hướng uptrend gặp phải các ngưỡng kháng cự, xu hướng này được cho sẽ quay đầu thành xu hướng giảm.

Trong đầu tư chứng khoán, xu hướng tăng giá cho phép các nhà đầu tư đưa ra những chiến lược để mua hoặc bán. Xu hướng Uptrend cung cấp cho các nhà đầu tư một cơ hội để kiếm lợi nhuận từ giá tài sản tăng. Nhà đầu tư sẽ bán các tài sản khi nhận thấy đỉnh mới không thể cao hơn đỉnh cũ trước đó.

Downtrend là xu hướng ngược lại với xu hướng Uptrend. Downtrend mô tả xu hướng giá đi xuống cho thấy mức giảm giá trị của tài sản. Đồ thị kỹ thuật của xu hướng này sẽ cho thấy đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.

Trong đầu tư chứng khoán khi thị trường Downtrend, giá cổ phiếu sẽ giảm, nhà đầu tư thường có xu hướng bán cổ phiếu ra để giảm thiểu mức lỗ. Tuy nhiên, khi thấy dấu hiệu đỉnh sau không thể thấp hơn nữa; thì lúc này, nhà đầu tư sẽ bắt đáy để chờ cơ hội tăng giá trở lại để chốt lời.

Các nhà đầu tư cố gắng dự đoán thời điểm downtrend để bán ra nhằm tránh việc thua lỗ.

Dấu hiệu nhận biết thị trường Uptrend:

Thị trường Uptrend mang đến nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cho nhà đầu tư. Vậy nên việc nhận diện dấu hiệu xu hướng Uptrend diễn ra sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt cơ hội gia tăng lợi nhuận hiệu quả. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư nhận biết thị trường đang trong giai đoạn Uptrend:

Đường Trendlines

Nhà đầu tư cần thiết lập biểu đồ giá, vẽ đường Trendlines để xác định xu hướng thị trường. Sử dụng đường Trendlines sẽ giúp nhà đầu tư xác định được 3 xu hướng:

  • Uptrend: Xu hướng giá tăng
  • Downtrend: Xu hướng giá giảm
  • Sideways: Xu hướng giá đi ngang, không biến động

Nếu đường Trendlines nối các đáy và đỉnh có xu hướng đi lên, cho thấy thị trường đang trong giai đoạn Uptrend, tăng trưởng mạnh.

Bên cạnh đó, thông qua việc sử dụng đường Trendlines nhà đầu tư có thể xác định được các yếu tố sau: Ngưỡng kháng cự, xu hướng Uptrend kéo dài trong bao lâu, thời điểm đảo chiều của thị trường. Trong đó:

  • Độ dốc của đường Trendlines quá lớn thì xu hướng Uptrend dễ bị phá vỡ, đảo chiều.
  • Độ dốc của đường Trendlines quá nhỏ thì các dự báo sẽ khó chính xác. Khi đó, nhà đầu tư cần sử dụng thêm đường trung bình động MA để tăng thêm mức độ tin tưởng của thông tin.
  • Đường Trendlines tồn tại càng lâu, thời gian càng dài thì càng chính xác.

Đường trung bình động MA

Đường trung bình động MA hay Moving Average là công cụ phân tích kỹ thuật về thị trường chứng khoán được nhiều nhà đầu tư sử dụng phổ biến và hiệu quả hiện nay. MA sẽ giúp nhận biết và dự báo xu hướng uptrend, downtrend, sideways.

Chỉ số trung bình động được xác định trong khoảng thời gian nhất định: 10 phút, 20 phút, hay 1 tuần, 2 tuần…; hoặc bất cứ khoảng thời gian nào mà nhà đầu tư lựa chọn. Cho nên, đường trung bình động MA sẽ cho thấy diễn biến giá thị trường một cách chính xác nhất.

Có nhiều đường trung bình động MA như:

  • Đường trung bình động đơn giản – SMA
  • Đường trung bình động tuyến tính – EMA
  • Đường trung bình động lũy thừa theo hàm mũ – WMA.

Tuy nhiên thì đường MA được sử dụng nhiều nhất là SMA và EMA.

Một số trường hợp thường gặp và dấu hiệu từ đường trung bình động MA:

  • Nếu giá chứng khoán biến động vượt đường trung bình động MA20 cho thấy dấu hiệu xu hướng Uptrend ngắn hạn.
  • Giá cổ phiếu vượt đường MA50 cho thấy xu hướng Uptrend trung hạn.
  • Trường hợp đường trung bình động MA20 vượt MA50 cho thấy xu hướng Uptrend dài hạn.

Giá cổ phiếu tăng vượt mốc kháng cự

Trường hợp giá cổ phiếu tăng vượt qua mốc kháng cự cũng sẽ là báo hiệu xu hướng Uptrend sắp diễn ra. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể theo dõi chỉ số VN-Index có vượt mốc kháng cự không để dự đoán thị trường. Đây cũng là xu hướng chung cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn Uptrend.

Đường MACD

Chỉ báo MACD được sử dụng nhiều trong việc nhận diện xu hướng thị trường chứng khoán. Đường MACD được thiết lập bằng cách so sánh biến động của các đường trung bình động với nhau. Sau khi vẽ đường MACD, nhà đầu tư thấy chỉ số từ dưới đi lên thì là xu hướng Uptrend diễn ra.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp đường MACD với đường giá cũng như các tín hiệu khác để xác điểm đảo chiều của của xu hướng.

Sai lầm giao dịch cần tránh khi thị trường Uptrend

Khi thị trường Uptrend thì đây là thông tin tốt, có lợi cho nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận. Thế nhưng, nếu không nắm bắt được cơ hội giao dịch sẽ khiến người chơi có thể bỏ qua cơ hội tốt dẫn đến thua lỗ. Dưới đây là một số sai lầm nhà đầu tư cần tránh khi giao dịch trong xu hướng Uptrend của thị trường:

  • Người chơi không theo dõi thị trường thường xuyên, cập nhật thông tin thị trường chậm; và dẫn đến bỏ qua các cơ hội chốt lời. Giai đoạn Uptrend không diễn biến mãi, sẽ có những điều chỉnh giá đi xuống hoặc đảo chiều. Vậy nên trader cần cập nhật thông tin, biểu đồ để nhận định việc mua vào – bán ra phù hợp.
  • Nhà đầu tư không có kế hoạch đầu tư rõ ràng và không có giới hạn chốt lời. Khá nhiều trader khi thấy thị trường đang tăng trưởng; thì mải mê trong chiến thắng mà quên đi rủi ro giá cổ phiếu có thể đảo chiều. Để giao dịch Uptrend an toàn, nhà đầu tư cần có điểm chốt lời, mục tiêu giá cụ thể để bán ra.
  • Nhà đầu tư cần linh hoạt gia tăng số lượng cổ phiếu trong giai đoạn Uptrend để khuếch đại lợi nhuận. Thế nhưng, cần tham gia từ giai đoạn đầu của xu hướng tăng giá để tối ưu số tiền kiếm được.
  • Không nên vay tiền mặt để đầu tư thêm trong giai đoạn Uptrend. Thay vào đó, hãy quản lý tài chính và tiền mặt tối ưu để giao dịch chứng khoán an toàn.

Giai đoạn Uptrend kết thúc khi:

Biến động giá sẽ không cứ mãi đi lên được mà sẽ có sự đảo chiều. Thông thường, giai đoạn Uptrend bắt đầu sẽ kết thúc khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.

Bên cạnh đó, khi 2 đường MA được thiết lập cắt nhau; thì cũng rất có thể sẽ là điểm đảo chiều, kết thúc giai đoạn Uptrend. Ngoài ra, xu hướng Uptrend còn có thể kết thúc sớm hơn khi có các tác động khác từ thị trường: Biến động tài chính, những khủng hoảng kinh tế, chính trị, chiến tranh, dịch bệnh… khiến quá trình Uptrend kết thúc sớm hơn dự kiến.

 

 

Nguồn: thinhvuongtaichinh.com

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan