Phát hành trái phiếu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu.

Trong thời kì đầu, việc ghi nhận khoản nợ của người cung ứng trái phiếu được thể hiên trên giấy nên trái phiếu có ý nghĩa là phiếu nhận ng. Ngày nay, mặc dù vẫn gọi là trái phiếu nhưng ngoài hình thức bằng giấy, trái phiếu còn được thể hiện dưới hình thức ghi chép bằng nghiệp vụ kế toán gọi là bút toán ghi sổ. Người cung ứng trái phiếu gọi là tổ chức phát hành trái phiếu, đến hạn thanh toán có nghĩa vụ hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu khoản tiền là mệnh giá trái phiếu kèm theo một khoản tiền lãi. Lãi trái phiếu có thể được tính theo tỉ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu hoặc bằng một số tiền cố định. Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc Nhà nước.

Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán trái phiếu, cụ thể như sau:

– Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

+ Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

+ Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

+ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

– Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

– Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

+ Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

+ Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.

+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trình tự và thủ tục chào bán trái phiếu

Bước 1: Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.

Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;

– Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;

– Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;

– Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

– Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

–  Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu:

– Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phát hành trái phiếu.

– Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.

Bước 2: Gửi thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.

Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải gửi đăng ký (thông báo) cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp, theo dõi tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Bước 3: Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, phải nộp hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

 

 

Nguồn: luatminhkhue.vn

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan