Hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán ký hiệu là α, được dùng để chỉ khả năng chiến thắng thị trường của một dự án. Hệ số này cũng được xem như tỷ suất sinh lời bất thường khi thị trường hoạt động hiệu quả. Hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán được sử dụng chủ yếu để đo lường hiệu quả đầu tư của một cổ phiếu, một danh mục đầu tư hay một quỹ đầu tư.

Hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán thường được sử dụng kèm với hệ số Beta – hệ số đo lường mức độ rủi ro của thị trường chung, hay thường được gọi là rủi ro hệ thống của thị trường. Hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán là một trong năm hệ số rủi ro phổ biến, bên cạnh các hệ số còn lại là Beta, độ lệch chuẩn, hệ số R và hệ số Sharpe.

Công thức

Dựa trên mô hình CAMP

α = Rp – [Rf + (Rm – Rf) ß]

Trong đó:

  • Rp: Tỷ suất lợi nhuận thực tế
  • Rm: Tỷ suất lợi nhuận của thị trường
  • Rf: Lợi nhuận của tài sản phi rủi ro
  • ß: là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu hay một danh mục đầu tư so với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán.

Hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán thường được thể hiện dưới dạng đơn số (như là +3,0 hay -5,0), cho biết kết quả khi so sánh hiệu suất của danh mục với chỉ số tiêu chuẩn (ví dụ như tốt hơn 3% hay kém hơn 5%).

Ý nghĩa:

Hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán thường được dùng để nói đến lợi nhuận chủ động của một khoản đầu tư, có khả năng đo lường hiệu quả hoạt động của khoản đầu tư khi so với chỉ số thị trường hoặc một chỉ số đại diện cho diễn biến thị trường.

Đây cũng là một trong năm chỉ số rủi ro để đánh giá thị trường. Chỉ số này được coi là kết quả của quá trình đầu tư chủ động, có thể dương hoặc âm.

  • Hệ số Alpha nhỏ hơn 0 cho thấy rủi ro cao.
  • Alpha càng thấp có nghĩa là rủi ro so với lợi tức càng cao.
  • Một khoản đầu tư có hệ số Alpha bằng 0 cho thấy rằng khoản đầu tư đem về lợi nhuận tương xứng với rủi ro.
  • Khoản đầu tư có hiệu suất tốt là khi hệ số Alpha lớn hơn 0, càng lớn hiệu suất càng cao.

Để có một cái nhìn sâu hơn về hệ số Alpha ta cần phải nhắc đến Jensen, người đã đưa ra lý thuyết thị trường trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) cùng những thành phần có thể điều chỉnh rủi ro trong khi tính toán.

Nhân vật khác cũng được biết đến bởi mức Alpha rất cao là Warren Buffett, một tên tuổi thành công của trường phái đầu tư tăng trưởng nhờ tập trung vào các chiến lược đầu tư giá trị, đạt mức tăng trưởng cổ tức và tăng trưởng với mức giá hợp lý khiến các khoản đầu tư của ông luôn đem lại hiệu quả cao. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ số Alpha của Warren Buffett thể hiện ông có xu hướng sử dụng đòn bẩy với các cổ phiếu chất lượng cao và hệ số Beta thấp.

Bên cạnh Beta, hệ số Alpha được các nhà đầu tư sử dụng để so sánh và dự đoán lợi nhuận của một khoản đầu tư. Đây là những con số quan trọng đưa ra chỉ báo giúp nhà đầu tư lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Cách ứng dụng hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán

Alpha dương cho thấy danh mục đầu tư của các nhà quản lý mang lại hiệu suất tốt hơn so với dự kiến dựa trên rủi ro được đo bằng Beta. Ngược lại, Alpha âm thể hiện hoạt động của quỹ đang có vấn đề và người quản lý có nhiệm vụ tạo ra mức lợi nhuận cao hơn để đạt được mức cần thiết của danh mục đầu tư.

Ngoài ra, hệ số Alpha cũng là chỉ số đối chiếu tương đối về hiệu suất giữa các nhà quản lý danh mục đầu tư hoặc so với thị trường. Điều quan trọng khi sử dụng Alpha là bạn cần so sánh các quỹ cùng loại tài sản, đánh giá hai quỹ với hai nhóm tài sản khác nhau là sự so sánh khập khiễng và không đem lại kết quả.

Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy sự so sánh điển hình của Alpha, nhà đầu tư có thể sử dụng cả alpha và beta để đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư.

Tên quỹLoại tài sảnAlpha 3 nămBeta 3 nămTổng lợi nhuận theo năm 3 nămTổng lợi nhuận theo năm5 năm
American Funds Growth Fund ATăng trưởng mạnhAGTHX4.000.9912.4713.93
Fidelity Large Cap GrowthTăng trưởng mạnhFSLGX-4.341.264.388.45
T. Rowe Price Growth StockTăng trưởng mạnhPRGFX1.391.1710.2811.22
Vanguard Growth IndexTăng trưởng mạnhVIGRX0.821.069.289.41

Dựa vào bảng trên có thể thấy, khi được điều chỉnh theo rủi ro thì quỹ Growth Fund của Mỹ có kết quả tốt nhất so với các quỹ còn lại. Chỉ số Alpha 3 năm bằng 4 cho thấy nó đã vượt xa các quỹ tương đương.

Ngoài việc so sánh giữa các tài sản cùng loại thì một điều nữa cũng phải lưu ý đó là lựa chọn những tiêu chí phù hợp. Tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến để đo lường thị trường là chỉ số chứng khoán S&P 500, nó được coi như đại diện cho “thị trường”.

Tuy nhiên, vẫn có những quỹ và danh mục đầu tư bao gồm các loại tài sản có đặc điểm không phù hợp để sử dụng chỉ số S&P 500 làm tiêu chuẩn so sánh, chẳng hạn như các quỹ trái phiếu, quỹ đầu tư khu vực hay bất động sản. Khi gặp phải trường hợp như vậy, bạn cần lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với loại tài sản hơn để có thể tính toán với hệ số Alpha.

Trên đây là các thông tin về hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán. Đây là hệ số cung cấp cho nhà đầu tư tiêu chuẩn hợp lý để đánh giá thị trường cũng như nhà quản lý quỹ một cách hiệu quả, bao gồm cả việc xem xét lợi nhuận và rủi ro của khoản đầu tư. Hệ số này giúp người quản lý xác định được mức độ tăng trưởng và sự xuất hiện của những khoản lãi vượt mức cần thiết. Bên cạnh đó, Alpha còn giúp ta nhận định mức chi phí quản lý phù hợp với kết quả kinh doanh.

Nguồn: hoitradeforex.com

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan