EPS (Earning Per Share) có nghĩa là lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Thuật ngữ EPS mô tả phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phân bổ cho một cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường. Lợi nhuận trên cổ phần là thước đo khả năng sinh lời và tiềm năng của mã chứng khoán đó.

Chỉ số EPS thường là bình quân của số cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. EPS thường được báo cáo theo 2 cách: Lợi nhuận cơ bản trên cổ phần và lợi nhuận trên cổ phần pha loãng.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo gần nhất là 1 tỷ đồng. Lúc này, chỉ số EPS của doanh nghiệp A là 1.000. Hiểu đơn giản, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu A sẽ là 1.000 đồng.

Ý nghĩa:

EPS thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả và khả thi khi đầu tư 1 cổ phiếu nào đó. 

  • EPS phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại như thế nào, đang lãi hay lỗ, mức lãi là bao nhiêu? Từ đó, nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư mã chứng khoán này hay không?
  • Chỉ số EPS dùng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng 1 lĩnh vực để chọn mã cổ phiếu tiềm năng nhất.
  • Giá trị EPS còn được sử dụng để tính toán các chỉ số tài chính quan trọng khác như: P/E hay ROE để định giá cổ phiếu.

Phân loại:

  • EPS cơ bản (Basic EPS): Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường.
  • EPS pha loãng (Diluted EPS): Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. EPS pha loãng sử dụng khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thưởng, cổ phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay ESOP. Chỉ số Diluted EPS sử dụng để hạn chế các rủi ro khi xảy ra các biến cố, đánh giá giá trị thực tế của mã chứng khoán.

Công thức:

Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu được doanh nghiệp báo cáo định kỳ theo các đợt. công thức tính eps

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng): Là khoản lợi tức của công ty sau khi điều chỉnh các chi phí (Nộp thuế, khấu hao, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như quản lý công ty, phí bán hàng, lương nhân viên…).
Công thức tính lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần + doanh thu thuần + khoản thu bất thường – chi phí.
  • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Lợi nhuận mà nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ưu đãi nhận được.
  • Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành: Thường được xác định vào thời điểm cuối hạn.
  • Số cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng là cổ phiếu thưởng, có thể chuyển nhượng.

Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế của công ty A ở quý IV là 1000 tỷ đồng, khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trong quý là 500 triệu cổ phiếu. Trong đó, A đã sử dụng 605 tỷ đồng để trả lợi nhuận 50 cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng. Lúc này, chỉ số EPS cơ bản sẽ được xác định như sau:

  • Basic EPS = (1000 – 605 tỷ)/500 triệu = 79.000  (đồng/cổ phiếu).
  • Diluted EPS = (1000  – 605 tỷ)/(500+50 triệu) = 71.820 (Đồng/cổ phiếu)

Giá trị EPS bao nhiêu là tốt? 

Giá trị ROE lớn hơn 15% trong 3 năm liên tục và chỉ số tiếp tục tăng là tốt.

Như ROE, chỉ số EPS lớn hơn 1500 đồng cũng được đánh giá là chỉ số tốt, hoặc tối thiểu EPS phải đạt là 1000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, chỉ số EPS cần duy trì mức cao hơn 1500 đồng trong nhiều năm và có xu hướng tăng.

Trong quá trình lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số chứng khoán khác để đánh giá mức độ đáng tin cậy của EPS.

Lưu ý, giá trị EPS cao hay thấp thì tốt còn phụ thuộc vào ngành. Nhà đầu tư cần so sánh với giá trị trung bình của ngành và so sánh với các doanh nghiệp khác.

Mối quan hệ giữa EPS và P/E như thế nào?

EPS thường được sử dụng để tính toán 1 chỉ số chứng khoán quan trọng khác là P/E.

P/E = P / EPS

Trong đó:

  • P/E là chỉ số phản ánh hệ số giá thu nhập của cổ phiếu.
  • P là giá thị trường của mã cổ phiếu.
  • EPS là lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu

EPS là biến số quan trọng để xác định giá trị của P/E từ đó xác định được giá trị thực của cổ phiếu. Đây là 2 chỉ số tỷ lệ nghịch với nhau. EPS càng tăng thì P/E càng giảm và ngược lại.

Hạn chế: 

  • Chỉ số EPS có thể tăng đột biến bởi những tác động từ thị trường hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thưởng, trái phiếu chuyển đổi… sẽ ảnh hưởng đến giá trị EPS, dẫn tới việc sụt giảm chỉ số này. Hoạt động phát hành cổ phiếu có thể khiến các nhà đầu tư thường gặp rủi ro.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể không đáng tin cậy, dẫn đến chỉ số EPS không chính xác.
  • Giá trị EPS có thể âm, điều này không có ý nghĩa kinh tế. Lúc này, nhà đầu tư không thể sử dụng EPS định giá doanh nghiệp mà cần sử dụng các chỉ số tài chính khác.

Người chơi cần cập nhật thông tin liên quan đến: Tình hình kinh doanh, các chiến lược phát hành cổ phiếu mới, báo cáo tài chính, cân đối kế toán… để định giá cổ phiếu một cách chính xác nhất.

Nguồn: hoitradeforex.com

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan