Chứng chỉ quỹ đóng là một quý đầu tư đại chúng nhưng không được quỹ mua lại khi nhà đầu tư đang sở hữu có ý định bán. Các chứng chỉ quỹ đóng thường được niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi kết thúc hoạt động huy động nguồn vốn. Hiểu đơn giản hơn thì đây chính là hoạt động đóng quỹ, không còn tiếp nhận xử lý các vấn đề liên quan đến quỹ.
Mục đích mua chứng chỉ quỹ đóng
Chứng chỉ quỹ đóng sẽ được giao dịch trên thị trường với giá trị biến động theo cung cầu ở môi trường thứ cấp. Thế nên, khi rút vốn về thì nhà đầu tư sẽ bán cho người khác thông qua một kênh môi giới nào đó và quỹ ban đầu sẽ không thu mua lại với bất kỳ lý do nào.
Như vậy, việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ đóng là vô cùng rủi ro vì không có ai muốn mua lại, thanh khoản thấp. Nhưng vẫn có nhiều người đầu tư cho loại chứng chỉ này thì hẳn là có mục đích nhất định. Có 3 mục đích chính cho việc mua chứng chỉ quỹ đóng chính là:
– Nhà đầu tư muốn nắm quyền quản lý, kiểm soát các quỹ đầu tư đại chúng;
– Nhà đầu tư muốn được hưởng nhiều lợi tức từ vốn góp;
– Nhà đầu tư sẽ hưởng được lợi từ chênh lệch chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đóng.
Những điểm nổi bật của chứng chỉ quỹ đóng
Chứng chỉ quỹ đóng ổn định
Vốn dĩ những loại chứng khoán dạng đóng đều có tính ổn định cao do không có sự luân chuyển về dòng tiền. Tuy nhiên, đây cũng là một bất lợi đối với các nhà đầu tư vì họ phải dồn vốn hoặc có nhiều áp lực hơn trong việc xoay chuyển dòng tiền bên ngoài.
Chứng chỉ quỹ đóng có tính dài hạn
Chứng chỉ quỹ đóng có tính thanh khoản thấp nên thường được hoạt động với các dự án đầu tư lâu dài. Kết hợp với tính ổn định thì đây là một sự đầu tư thông minh của các ông lớn hiện nay.
Chứng chỉ quỹ đóng có tính linh động
Mặc dù chứng chỉ quỹ đóng ổn định và không được quỹ mua lại nhưng nó có thể linh hoạt biến đổi trên thị trường thứ cấp chính là các sàn chứng khoán. Chứng chỉ quỹ đóng sẽ có mức giá cao hơn hoặc thấp hơn tài sản ròng của quỹ.
Chứng chỉ quỹ đóng có khả năng sinh lời cao
Chứng chỉ quỹ đóng có khả năng sinh lời khá cao và thường được mọi người kỳ vọng cho những lợi tức lâu dài. Đặc biệt, đối với quỹ đầu tư dạng đóng sẽ không có hoạt động đầu tư ngắn hạn.
Phương thức giao dịch các chứng chỉ quỹ đóng
Như đã chia sẻ thì các chứng chỉ quỹ đóng sẽ được giao dịch trên thị trường thứ cấp, điển hình là sàn chứng khoán. Khi đáo hạn thì các đơn vị phát hành mới sẽ mua lại những chứng chỉ quỹ đóng này. Việc mua bán sẽ thông qua môi giới, từ đó phát sinh phí môi giới giao dịch. Các chứng chỉ quỹ đóng sẽ được phân phối trong thời gian huy động vốn điều lệ qua công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ.
Chứng chỉ quỹ đóng sẽ được niêm yết như các loại cổ phiếu khác tại sở giao dịch chứng khoán. Hoặc chứng chỉ này chỉ được giao dịch trên thị trường OTC tức là thị trường phi tập trung. Cách giao dịch của chứng chỉ quỹ đóng gồm hai phương thức chính như các giao dịch cổ phiếu bình thường.
Phương thức thỏa thuận
Với phương thức thỏa thuận thì hai bên sẽ có đại diện thành viên tự thỏa thuận với nhau về các giao dịch, điều khoản, điều kiện. Sau đó, hai bên tiến hành giao dịch như đã hẹn, ghi nhận kết quả vào hệ thống giao dịch. Cách làm này khá nhanh nhưng gặp nhiều rủi ro về tranh chấp nếu không rõ ràng về điều khoản từ đầu.
Phương thức khớp lệnh
Phương thức khớp lệnh sẽ gồm hai phương thức nhỏ là: khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
Với khớp lệnh định kỳ bạn sẽ tập hợp các lệnh mua bán chứng chỉ quỹ đóng trong một khoảng thời gian nhất định rồi tiến hành khớp lệnh theo thời điểm được quy định. Hãy xác định mức giá mà lệnh mua và lệnh bán được thực hiện nhiều nhất.
Với khớp lệnh liên tục thì bạn cần tiến hành nhập lệnh ngay khi có lệnh giao dịch khác tương ứng các điều kiện được yêu cầu như tính thanh khoản cao, có nhiều lệnh giao dịch, v.v…
Lựa chọn công ty quản lý chứng chỉ quỹ đóng như thế nào?
Muốn đạt hiệu quả đầu tư với chứng chỉ quỹ đóng thì ngay từ đầu bạn cần chọn đúng công ty quản lý để tránh bị lợi dụng hoặc lừa đảo nhé. Sau đây sẽ là một vài tiêu chí lựa chọn công ty quản lý chứng chỉ quỹ đóng cho bạn.
Chiến lược đầu tư phù hợp mục tiêu
Trước hết, công ty này cần có chiến lược đầu tư cụ thể. Chiến lược vạch ra cần trả lời được các câu hỏi như: Danh mục đầu tư là gì? Tỷ lệ phân bổ đầu tư ra sao? Chiến lược đầu tư có phù hợp với mục tiêu thực sự của bạn hay không?
Đội ngũ chuyên gia chứng khoán
Thứ hai, công ty cần có một đội ngũ chuyên gia lành nghề để bạn có thể nhận được sự tư vấn chính xác nhất. Nhà đầu tư sẽ tự mình nghiên cứu các thông tin này dựa vào tài liệu công bố công khai của công ty quản lý.
Thành tích đạt được về quản lý quỹ
Thứ ba, hãy quan tâm đến lịch sử hiệu quả hoạt động của quỹ dựa trên lợi nhuận và rủi ro khi công ty hoạt động trong suốt thời gian qua. Tỷ lệ thua lỗ sẽ do nhà đầu tư tự đặt giới hạn để đánh giá năng lực công ty. Các số liệu cần được thống kê rõ ràng theo tháng, quý, năm nên bạn hãy xem xét thật kỹ nhé.
Tất cả thông tin đều công khai
Thứ tư, các hoạt động đầu tư cần phải được công khai, minh bạch trong mọi trường hợp để nhà đầu tư dễ theo dõi cũng như đảm bảo tính pháp lý.
Tìm hiểu về danh mục phí
Cuối cùng, nhất định bạn phải quan tâm về danh mục phí của công ty quản lý chứng chỉ quỹ đóng. Thông thường bạn sẽ có hai loại phí cần trả đó là phí quản lý thường niên và phí quản lý định kỳ. Thông tin này bạn có thể tìm được trên website chính thức của công ty quản lý quỹ.
Nguồn: vieclam123.vn