Chỉ số S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index) là Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor. Đây là chỉ số chứng khoán của 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ. Và được niêm yết và giao dịch công khai trên 2 sàn chứng khoán New York hoặc Nasdaq.

Nó được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 4/3/1957 bởi Standard & Poor’s; một công ty xếp hạng tín dụng uy tín và lớn nhất thế giới. Nhưng đến năm 1966, tập đoàn McGraw-Hill Cos đã mua lại Standard & Poor’s; và trở thành chủ sở hữu lớn nhất của chỉ số này.

Tỷ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính toán chỉ số S&P 500 được lựa chọn bởi Ủy ban Chỉ số S&P. Đây là một nhóm các nhà phân tích và nhà kinh tế của Standard & Poor. Chính vì vậy, nên chỉ số S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Mỹ như: chỉ số Dow Jones; hay chỉ số Nasdaq Composite.

Chỉ số S&P 500 được quan tâm hàng đầu trên thị trường chứng khoán bởi khả năng biểu thị sức khỏe của nền kinh tế của nó.

Làm thế nào để được vào nhóm S&P 500?

Các công ty để được vào nhóm S&P 500 thì phải thông qua một hệ thống tiêu chí. Trong đó, một vài tiêu chí cơ bản và bắt buộc các công ty thành phần phải đáp ứng. Đó là:

  • Vốn hóa thị trường tối thiểu 5.3 tỷ USD
  • Khả năng thanh khoản cao
  • 50% cổ phiếu của công ty phải được lưu hành trên thị trường. Có nghĩa là được công chúng nắm giữ
  • Ổn định tài chính
  • Có địa chỉ pháp lý (chỉ áp dụng với các công ty của Mỹ)
  • Công ty phải được niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ.
  • Chứng khoán phải đủ điều kiện (chứng khoán thông thường của Mỹ được niêm yết tại NYSE, NASDAQ)
  • Phân loại ngành (dựa theo các tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GICS). Các công ty này phải thuộc một trong các nhóm ngành như: công nghiệp, công nghệ thông tin; năng lượng, y tế, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ truyền thông, bất động sản, tài chính…

Đây là các tiêu chí tối thiểu. Đáp ứng các tiêu chí này không đảm bảo rằng một cổ phiếu sẽ tham gia S&P 500 bạn nhé!

Công thức

Chỉ số S&P 500 được tính bằng cách: Lấy tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong danh sách S&P 500 chia cho một ước số.

 Chỉ số S&P 500 = Tổng vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu / Ước số (Divisor)

Với công thức này, bạn hoàn toàn có thể xác định được 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số S&P 500. Đó chính là giá trị vốn hóa thị trường của từng công ty thành phần và ước số.

Giá trị vốn hóa thị trường (Market Cap) là tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của một công ty được niêm yết trên thị trường.

Market Cap = Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành x Giá thị trường của một cổ phiếu.

Về khái niệm ước số (divisor) thì khi bạn tìm hiểu hay đọc các bài viết về Dow Jones thì sẽ bắt gặp khái niệm này. Tuy nhiên, cách xác định ước số của chỉ số Dow Jones và chỉ số S&P 500 là hoàn toàn khác nhau nhé. Dù mục đích là đưa ước số vào công thức là như nhau; và đều để đảm bảo các yếu tố phi kinh tế không thể tác động đến giá trị của chỉ số.

Nhưng ước số này không phải là một hằng số mà nó sẽ luôn được điều chỉnh trong một số trường hợp như: phát hành cổ phiếu, chia tách/sáp nhập công ty; mua lại cổ phần, thay đổi công ty thành viên…. Việc này đảm bảo các sự kiện trên sẽ không ảnh hưởng gì đến giá trị cuối cùng của chỉ số.

Ước số luôn được Standard & Poor’s bảo mật; nhưng giá trị thông thường của nó sẽ xấp xỉ 8.9 tỷ.

Tầm quan trọng

Việc được cấu thành từ 500 công ty; trong đó bao gồm những công ty đang dẫn đầu trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ. Và chiếm hơn 70% giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ nên so với chỉ số Dow Jones chỉ với 30 công ty thì S&P 500 được đánh giá cao hơn trong việc đại diện cho nền kinh tế toàn thị trường.

Tương tự như chỉ số Dow Jones; S&P 500 cũng phản ứng với các sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng. Bất kỳ một sự điều chỉnh nào về các chính sách kinh tế liên quan đến lãi suất hay lạm phát cũng đều ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số này.

Ngoài ra chỉ số này được cấu thành từ giá trị vốn hóa của các công ty thành phần; nên một sự thay đổi đáng kể từ các công ty này. Đặc biệt với những công ty có giá trị vốn hóa lớn; cũng sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số.

Nhà đầu tư sẽ có được cái nhìn tổng quát về bức tranh tổng thể của thị trường chứng khoán Mỹ khi theo dõi giá trị của chỉ số S&P 500. Qua đó, có thể xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường.

Nhược điểm

Bên cạnh đó, chỉ số S&P 500 cũng có một nhược điểm khá quan trọng. Giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty là không đồng đều nên giá trị của chỉ số sẽ bị chi phối phần lớn bởi những công ty có vốn hóa thị trường lớn. Cho nên, đôi khi chỉ số S&P 500 chỉ phản ánh được sự biến động của một bộ phận nhỏ các công ty lớn trong tổng số rất nhiều công ty được niêm yết trên toàn thị trường.

Cách đầu tư

Nếu bạn muốn đầu tư vào chỉ số S&P 500 như các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán Mỹ; thì bạn không thể đầu tư trực tiếp mà phải thông qua các hợp đồng hay các quỹ.

Các nhà giao dịch Việt Nam thường đầu tư vào chỉ số này thông qua các quỹ tương hỗ hoặc quỹ ETFs.

Tại Việt Nam, để giao dịch chỉ số S&P 500 hay bất kỳ chỉ số chứng khoán Mỹ nào khác; thì bạn có thể lựa chọn giao dịch trên các sàn môi giới chứng khoán ngoại hối như eToro, FXTM, FBS,…

Cách thức giao dịch S&P500 cũng như bao sản phẩm tài chính khác. Và đương nhiên điều quan trọng trong đầu tư là bạn cần trang bị kiến thức về thị trường; kiên nhẫn và chấp nhận rủi ro.

Dù bạn là một nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hay là một trader trên các thị trường tài chính thì việc theo dõi chỉ số S&P 500 là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi chỉ số này phản ánh nền kinh tế của một cường quốc lớn nhất thế giới; nó ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Nhìn nhận tốt về sự biến động của S&P 500 hay Dow Jones; hoặc bất kỳ một chỉ số chứng khoán nào cũng đều mở ra một cơ hội đầu tư tuyệt vời cho bạn.

 

 

Nguồn: thinhvuongtaichinh.com

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan