Trái phiếu chuyển đổi là convertible bonds – trái phiếu được công ty cổ phần phát hành. Đặc điểm chính của hình thức này là trái chủ sẽ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu tại thời điểm cụ thể nào đó, căn cứ vào thời gian và tỷ lệ đầu tư trái phiếu.

Loại trái phiếu này có mức lãi suất cố định và thường thấp hơn so với các loại trái phiếu khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của loại trái phiếu này là có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường tạo cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tư.

Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi như sau:

Công ty A có 1 triệu cổ phần, giá hiện tại là 1.000đ/cổ phiếu, tổng giá trị là 1 tỷ. Công ty quyết định phát hành 100.000 trái phiếu dạng chuyển đổi với mệnh giá 10.000đ/trái phiếu. Lãi suất trái phiếu là 5%/năm, thời hạn quy đổi là 1 năm.

Sau thời gian trên, những người sở hữu trái phiếu có thể đổi sang cổ phiếu với tỷ lệ chuyển đổi là 10 cổ phiếu đổi 1 trái phiếu (10:1).

Nhà đầu tư nắm giữ 1.000 trái phiếu. Có hai trường hợp sau:

  • Nếu tiếp tục nắm giữ 1.000 trái phiếu này thì nhà đầu tư chỉ nhận cổ tức = 1.000 trái phiếu x 10.000đ/trái phiếu x 5% = 500.000đ.
  • Nhưng nếu giá cổ phiếu tăng lên 10.000đ/cổ phiếu, nhà đầu tư chuyển đổi thì sẽ sở hữu được 100.000 cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị nắm giữ là 1 tỷ đồng. Lợi nhuận 5% là 50 triệu đồng.

Định giá Trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi được định giá dựa vào giá trị trái phiếu và giá trị quyền chuyển đổi cổ phiếu. Công thức chi tiết như sau:

Trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi

Trong đó:

  • Giá trị trái phiếu là giá trị quy về hiện tại của dòng tiền cả gốc và lãi trong thời hạn duy trì trái phiếu đó.
  • Lãi suất chiết khấu do doanh nghiệp áp dụng dựa vào biên độ rủi ro tín dụng và lãi suất thị trường.
  • Giá trị quyền chuyển đổi hay còn gọi là quyền mua cổ phiếu, phụ thuộc giá cổ phiếu vào thời điểm hiện tại khi chuyển đổi.

Một số đặc điểm của Trái phiếu chuyển đổi

Khác với những hình thức tài chính khác, trái phiếu chuyển đổi có những đặc điểm chính như sau

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ này quy định cụ thể một trái phiếu có thể đổi được bao nhiêu cổ phiếu, thể hiện dưới dạng tỉ số. Bạn có thể căn cứ thông tin về tỷ lệ này trong hợp đồng mua trái phiếu.

Ví dụ: Bạn sở hữu trái phiếu với tỷ lệ chuyển đổi là 10:1 có nghĩa là 1 trái phiếu bạn đổi được 10 cổ phiếu. Hoặc nếu tỷ lệ này là 30% nghĩa là bạn được tự do về số lượng chuyển đổi nhưng sẽ mua cổ phiếu với mức giá là 130% tại thời điểm chuyển đổi.

Lãi suất

Nhà đầu tư vẫn nhận được lãi suất định kỳ như các loại hình thức khác nhưng lãi suất của dạng này thông thường sẽ thấp hơn hẳn.

Chuyển đổi bắt buộc

Trái phiếu chuyển đổi là hình thức kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu. Để tránh trường hợp giá cổ phiếu biến động đột ngột, doanh nghiệp có quyền thu hồi trái phiếu với mức giá nhất định.

Do đó, nếu có ý định đầu tư vào hình thức này, bạn cần cân nhắc danh mục đầu tư trái phiếu – cổ phiếu để tránh bị động trong những lúc bị chuyển đổi bắt buộc.

Ưu điểm

  • So với nắm giữ cổ phiếu, nhà đầu tư được ưu tiên thanh toán nợ trước nếu doanh nghiệp bị phá sản hay thanh lý.
  • Nhà đầu tư vẫn được nhận lãi suất cố định.
  • Khi thị trường biến động thì giá trái phiếu chuyển đổi có xu hướng ổn định hơn cổ phiếu vì chịu ảnh hưởng bởi lãi suất trái phiếu cạnh tranh của những đơn vị phát hành khác trên thị trường.
  • Khi giá cổ phiếu tăng, nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi nhuận khi chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.
  • Quyền chuyển đổi linh hoạt, tức là bạn lựa chọn thời điểm phù hợp để chuyển đổi trong thời hạn nắm giữ cho phép.
  • Đối với tổ chức thì chi phí để phát hành trái phiếu loại này thấp hơn so với các hình thức trái phiếu khác.
  • Đây là hình thức tăng vốn cổ phần, giảm thiểu rủi ro tốt cho doanh nghiệp, giúp huy động vốn dễ dàng.

Nhược điểm

  • Lãi suất được hưởng thấp hơn những hình thức trái phiếu khác.
  • Trường hợp công ty bị giải thể, phá sản thì trái chủ sẽ mất quyền chuyển đổi.
  • Có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích khi một vài cá nhân nắm giữ số lượng lớn trái phiếu chuyển đổi sau đó quy ra cổ phiếu để tăng giá trị sở hữu công ty.
  • Giá trị mỗi cổ phiếu có thể bị pha loãng khi nhà đầu tư đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.
  • Lợi tức được tính vào chi phí, trừ vào thu nhập chịu thuế. Còn cổ tức tính vào lợi nhuận sau thuế. Đồng nghĩa, doanh nghiệp sẽ phải trả thuế nhiều hơn nếu nhà đầu tư chuyển đổi sang cổ phiếu.

 

Nguồn: www.anfin.vn

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan