Thanh khoản (Liquidity) là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính, chỉ mức độ lưu động của một sản phẩm/tài sản bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.
Hay có hể hiểu đơn giản, tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản cụ thể khi được mua vào hoặc bán ra trên thị trường.
Ví dụ tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi nó có thể dùng để “bán” (đổi lấy hàng hóa/dịch vụ) mà giá trị hầu như không thay đổi. Còn các tài sản khác như bất động sản, nhà máy, máy móc… có tính thanh khoản thấp hơn vì để chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt phải mất một thời gian rất dài.
Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của một tài sản/thị trường:
Rủi ro thanh khoản là các rủi ro xảy ra khi tổ chức tín dụng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Hay tổ chức tín dụng có khả năng trả nợ khi đến hạn nhưng cần chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp xay ra rủi ro thanh khoản:
Khi ngân hàng phải chịu rủi ro thanh khoản, có rất nhiều thiệt hại xảy ra:
Những tài sản nào có khả năng thanh khoản
Trên lý thuyết, thị trường có 5 loại tài sản có tính thanh khoản:
Các sản phẩm như: vàng, bất động sản, bảo hiểm… sẽ được xếp vào 1 trong 5 loại tài sản có tính thanh khoản đó.
Trong 5 loại tài sản có tính thanh khoản trên:
Trong thực tế, không chỉ có 5 loại tài sản trên có tính thanh khoản mà có thêm một loại tài sản thanh khoản nữa đó là chứng khoán (Chứng khoán là loại tài khoản có tính thanh khoản số 6. Đây là một loại tài sản thanh khoản đặc biệt.)
Đối với thanh khoản ngân hàng, tùy thuộc vào đặc tính của nhu cầu mà thời gian thanh khoản sẽ là ngắn hạn hoặc dài hạn.
Cho dù là thanh khoản ngắn hạn hay dài hạn thì đều đòi hỏi ngân hàng có nguồn tiền dự phòng.
Thanh khoản ngân hàng mang những đặc điểm sau:
Cung – cầu thanh khoản của một ngân hàng rất hiếm khi cân bằng với nhau tại một thời điểm cụ thể. Các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản hoặc là thặng dư hoặc là thâm hụt.
Khi càng nhiều nguồn vốn hơn được giữ lại để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng càng thấp hơn và ngược lại.
Giải quyết vấn đề thanh khoản buộc các ngân hàng phải mất chi phí, chi phí thực tế và tiềm năng, bao gồm:
Rủi ro thanh khoản là các rủi ro xảy ra khi tổ chức tín dụng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Hoặc tổ chức tín dụng có khả năng trả nợ khi đến hạn nhưng cần chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ.
Tính thanh khoản chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại.
Chứng khoán có tính thanh khoản cao là những chứng khoán có sẵn trong thị trường, nên việc mua đi bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian, có khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư ban đầu.
Tính thanh khoản của chứng khoán cho phép nhà đầu tư/người mua chứng khoán có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh khi cần thiết. Điều này khiến thị trường chứng khoán càng trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư.
Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao chứng tỏ thị trường càng năng động
Các nhà đầu tư và ngân hàng không chỉ quan tâm tới tính thanh khoản chứng khoán mà còn cân nhắc khả năng bán lại chúng để thu hồi vốn. Khi khó tìm được người mua hoặc phải bán giá thấp hơn, tức là chứng khoán đó có khả năng hồi phục kém. Lúc này nhà đầu tư hoặc ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất tài chính.
Thực tế nếu một nhà đầu tư nắm trong tay rất nhiều chứng khoán nhưng không thể bán ra được, chỉ biết chịu thua lỗ từng ngày thì đây chính là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Tính thanh khoản có ảnh hưởng quyết định tới “số mệnh” chứng khoán của một doanh nghiệp. Vậy nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tính thanh khoản chứng khoán như sau:
⇒ Doanh nghiệp lớn uy tín, làm ăn tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại, tình hình kinh doanh không tốt, tính thanh khoản cũng thấp.
Các sản phẩm như vàng, bất động sản hay bảo hiểm… trên thị trường đều có mối quan hệ liên thông với nhau. Khi thị trường biến động đều sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, gây nên rủi ro thanh khoản.
Do đó khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng hay các nhà đầu tư nên xem xét đến khả năng bán lại để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Đây là cách để tránh rủi ro chứng khoán, phòng ngừa khả năng không bán lại được, hoặc bị mất giá khi bán.
⇒ Để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư nên tìm cách phân bổ nguồn vốn phù hợp.
Để quản lý rủi ro thanh khoản thì đầu tiên cần phải nghiên cứu rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. Đồng thời đánh giá chính xác khả năng thanh khoản của mỗi loại sản phẩm, tài sản trước khi đầu tư.
Đối với ngân hàng thương mại: Để quản lý và phòng ngừa rủi ro đến từ thanh khoản, cần hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ra rủi ro. Thường là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và hối đoái.
Tiếp đó, cần nắm được biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thanh khoản trong quá khứ. Nhờ đó đưa ra được biện pháp đáp ứng thanh khoản thích hợp. Đồng thời nắm được khả năng thay đổi của dòng tiền để ứng phó kịp thời.
Cũng nên duy trì mối quan hệ với người cho vay lớn để giảm nguy cơ phải trả tiền gửi trong lúc khủng hoảng. Đa dạng hóa nguồn tài chính, mở rộng nhóm khách hàng.
Đặc biệt cần làm báo cáo thanh khoản, bản đồ thanh khoản, đo lường thanh khoản đều đặn để giảm tối đa nguy cơ mắc phải rủi ro thanh khoản.
Nguồn: gentracofeed.com.vn
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…