Tài sản ròng là tài sản của một chủ thể (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước, quốc gia…). Trong đó, tài sản ròng bao gồm tất cả những tài sản hiện có của chủ thể trừ đi các khoản nợ của chủ thể đó. Tài sản ròng có thể là: Tiền mặt, bất động sản, nhà xưởng, máy móc, công nghệ, các khoản đầu tư… Các khoản nợ của chủ thể có thể là: Nợ vay ngân hàng, nợ trả góp, nợ mua xe/nhà đất…
Tài sản ròng là yếu tố quan trọng thể hiện chính xác nhất về tình hình tài chính của chủ thể. Với một doanh nghiệp, doanh thu có thể lớn, nhưng sẽ không phản ánh chính xác được tình hình tài chính. Tài sản ròng mới là yếu tố cốt lõi, giúp đánh giá chính xác thực trạng kinh tế, tiến độ kinh doanh của công ty.
Thuật ngữ tài sản ròng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính. Nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ tài sản ròng trong chứng khoán là gì, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư không chính xác.
Thực tế có thể hiểu, tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả các loại tài sản (tài chính hoặc phi tài chính) của một tổ chức, trừ đi tất cả những khoản nợ chưa được thanh toán.
Tài sản ròng trong chứng khoán thể hiện tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Thông tin tài sản ròng giúp nhà đầu tư hình dung được giá trị thực tế của mã cổ phiếu/công ty trên thị trường.
Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là kết quả khi lấy tất cả các giá trị tài sản chủ thể đang nắm giữ, trừ đi tất cả các khoản nợ chưa được thanh toán. Net Worth là toàn bộ những gì còn lại của chủ thể sau khi đã trừ đi các khoản nợ.
Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có thời gian sử dụng thấp, thường dưới 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Giá trị tài sản ngắn hạn thường khá thấp, thường xuyên thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng.
Tài sản ngắn hạn bao gồm các loại cụ thể như: Tiền và tài sản tương đương tiền, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn đang bị các đơn vị và tổ chức khác chiếm dụng, các khoản ký quỹ…
Tài sản dài hạn là có thời gian sử dụng dài trên 12 tháng, được dùng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị tài sản dài hạn thường khá lớn, ít thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng, vận hành. Tài sản dài hạn cụ thể có thể được xác định dưới các hình thái:
Dựa trên giá trị tài sản ròng, nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng và rủi ro của mã cổ phiếu. Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cần phải biết cách tính tài sản ròng để định giá mã cổ phiếu có tiềm năng hay không.
Lúc này, giá trị tài sản ròng sẽ được xác định bằng tổng giá trị tất cả các loại tài sản (Cổ phiếu, đất đai, bất động sản, tài sản cố định, hàng hóa…) trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng được xác định tại thời điểm định giá chứng khoán. Với cách tính dựa trên giá trị thị trường, cần xác định cho từng loại tài sản riêng biệt. Công thức tính giá trị tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường:
Trong đó:
Nhà đầu tư cũng có thể tính giá trị tài sản ròng dựa trên số liệu sổ sách tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Với công thức tính giá trị tài sản ròng như sau:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản hiện có – Tổng nợ chưa trả
Nhà đầu tư cần tính được tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp, dựa trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán. Trong đó:
Nguồn: hoitradeforex.com
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…