Chỉ số ROE (Return On Equity) là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Hệ số này có vai trò quan trọng để đo lường khả năng sinh lợi từ vốn mà các nhà đầu tư đã bỏ ra. Tóm lại, ROE là chỉ số thể hiện mức độ sử dụng vốn đầu tư hiệu quả của một doanh nghiệp.
Chỉ số ROE được hiểu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư chứng khoán thường rất quan tâm đến chỉ số ROE bởi lẽ điều đó thể hiện số tiền đầu tư của mình liệu có được doanh nghiệp sử dụng hợp lý hay không. Đây cũng có thể xem là chỉ số thể hiện và đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và trên thị trường chứng khoán.
Ý nghĩa:
Chỉ số ROE có nhiều ý nghĩa trong việc các nhà đầu tư có muốn rót vốn vào một công ty hay không. Cụ thể:
- ROE cho phép các cổ đông biết được rằng họ có nhận được nhiều lợi ích từ số tiền góp vốn của họ vào công ty dưới hình thức sở hữu cổ phiếu hay không.
- Công ty có thể sẽ phải tạo ra ROE cao hơn lợi tức từ các khoản đầu tư ít rủi ro hơn nhằm làm hài lòng các nhà đầu tư và các cổ đông.
- Để hỗ trợ người xem biết được đầy đủ khả năng sinh lời, hiệu quả các hoạt động đầu tư của tổ chức, chỉ số ROE sẽ được đối chiếu và so sánh với các chỉ số tương ứng trong quá khứ và với chỉ số ROE trung bình trong ngành kinh doanh.
- Thu nhập tỷ lệ thuận với chỉ số ROE. Thu nhập càng lớn thì chỉ số ROE càng cao, lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần cũng nhiều hơn.
- Nhà đầu tư có thể xác định lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách so sánh chỉ số ROE với trung bình ngành. Chỉ số này sẽ cho nhà đầu tư biết được rằng ban lãnh đạo công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để phát triển công ty như thế nào.
- Nếu chỉ số ROE phát triển bền vững theo thời gian chứng tỏ công ty đã phát huy hiệu quả sử dụng vốn, tạo giá trị cho cổ đông, tăng năng suất, lợi nhuận. Ngược lại, khi ROE kém cho thấy ban lãnh đạo công ty đã không quản trị nguồn vốn tốt, các quyết định kinh doanh không hiệu quả, khả năng sinh lời không tốt.
Công thức tính chỉ số Return On Equity
ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu trung bình của các cổ đông
Trong đó:
- Thu nhập ròng được xác định trước khi trả cổ tức cho các cổ đông phổ thông và sau khi trả cho các cổ phiếu ưu đãi và lãi cho khoản vay của doanh nghiệp. Số liệu này được trích xuất trực tiếp từ bảng báo cáo thu nhập của công ty. Chỉ số ROE có thể được tính một cách dễ dàng nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu là số dương.
- Vốn chủ sở hữu trung bình của các cổ đông là kết quả của phép tính cộng vốn chủ sở hữu đầu kỳ kế toán công ty. Thời điểm đầu và cuối kỳ phải trùng với khoảng thời gian mà doanh nghiệp có được thu nhập ròng. Dữ liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Chỉ số này cũng có thể được tính theo công thức:
ROE = Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR) / Tỷ lệ duy trì
Trong đó:
- Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR) là tốc độ tăng trưởng tối đa của doanh nghiệp có thể duy trì mà không phải tăng bằng cách bổ sung thêm vốn chủ sở hữu hoặc tăng thêm nợ.
- Tỷ lệ duy trì = 1 – tỷ lệ cổ tức chi trả cho cổ đông.
Chỉ số ROE đối với đầu tư chứng khoán
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Để trả lời cho câu hỏi chỉ số ROE bao nhiêu là tốt, bạn cần xác định doanh nghiệp đang phân tích đang hoạt động trong lĩnh vực nào. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh lại có một mức trung bình khác nhau.
Chỉ số ROE của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì không thể dùng để so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội được.
- Nguyên tắc chung: Nên tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp có ROE lớn hơn hoặc bằng với mức trung bình ngành nghề hoạt động của công ty.
- Một số nhà đầu tư xem chỉ số ROE đạt gần mức bình quân dài hạn của S&P 500. Trong đó, 14% là tỷ lệ có thể được chấp nhận, nếu thấp hơn 10% là tỷ lệ kém.
Ví dụ: Công ty ABC có chỉ số ROE ổn định trong 6 năm qua là 18%. Trong khi đó, chỉ số ROE trung bình ngành là 15% → Có thể kết luận rằng công ty ABC đang sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận luôn trên mức trung bình.
Chỉ số Return On Equity quá cao cần lưu ý điều gì?
Tỷ số ROE ở mức trung bình hoặc cao sẽ thường được ưu tiên nhiều hơn so với khi thấp. Tuy nhiên, ROE quá cao, đặc biệt là cao hơn trung bình của những nhóm ngang hàng chưa hẳn là một điều tốt
ROE quá cao không hẳn là một dấu hiệu tốt
Chỉ số ROE cao được xem là dấu hiệu tốt khi thu nhập ròng có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn rất nhiều so với số lượng vốn chủ sở hữu. Điều này là minh chứng cho thấy công ty đang phát triển mạnh. Nhưng nếu vốn chủ sở hữu bé hơn nhiều so với thu nhập ròng thì công ty sẽ gặp phải khá nhiều rủi ro.
- Vốn chủ sở hữu quá nhỏ có thể là do công ty đã thua lỗ trong thời gian khá dài. Những khoản lỗ này đều sẽ được cập nhật trong mục vốn chủ sở hữu dạng “lỗ giữ lại” trong bản cân đối kế toán. Điều này sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nếu duy trì trong thời gian dài.
- Nếu công ty đang phát triển trở lại và ghi nhận lợi nhuận cao thì kết quả của chỉ số ROE lúc này cũng sẽ tăng bất ngờ vì vốn chủ sở hữu quá nhỏ. Lúc này, ROE cao có thể gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư rằng công ty đang phát triển rất mạnh mẽ.
Đồng thời, vốn chủ sở hữu cũng sẽ giảm khi công ty dư nợ quá nhiều. Lúc này, kết quả tính được của chỉ số ROE cũng cao bất thường.
Các hạn chế của chỉ số ROE
Chỉ số ROE có nhiều ý nghĩa với các nhà đầu tư nhưng cũng chứa nhiều nhược điểm. ROE quá cao không hẳn là một dấu hiệu tốt. Vì vậy, khi tìm hiểu ROE là gì, bạn nên lưu ý về những hạn chế của chỉ số này. ROE cũng có thể gặp phải những sai lệch do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nợ vay lớn, mua lại cổ phiếu, lỗ trong dài hạn,…
Chỉ số ROE cũng có những hạn chế
Một nhược điểm khác là ROE có thể loại bỏ đi các tài sản vô hình khỏi vốn chủ sở hữu như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu. Do vậy, ROE đôi khi không thể tránh khỏi những sai lệch, khó so sánh với những doanh nghiệp tính toán cả tài sản vô hình.
Mỗi nhà đầu tư có thể sẽ tính ra một chỉ số ROE khác nhau do sử dụng những thành phần trong công thức không giống nhau như: vốn sở hữu đầu kỳ, cuối kỳ hay trung bình hai kỳ,… Điều này dẫn đến sự không nhất quán trong số liệu của từng nhà đầu tư, dẫn đến những quyết định không giống nhau.