Các thông tin liên quan đến quỹ đầu tư nói chung hay quỹ thành viên nói riêng được quy định cụ thể trong Luật chứng khoán 2019:
Theo quy định của Luật chứng khoán, Quỹ thành viên (hay Quỹ đầu tư cá nhân) là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Quỹ thành viên phân biệt với quỹ đầu tư đại chúng bởi giới hạn về số lượng và đối tượng tham gia đầu tư vào quỹ.
Như vậy, với định nghĩa này có thể thấy, có 2 ràng buộc chính để xác định một quỹ đầu tư chứng khoán có phải quỹ thành viên hay không.
Theo quy định của luật chứng khoán 2019, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức, là những nhà đầu tư có chuyên môn về đầu tư chứng khoán hoặc có khả năng về tài chính.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, tính chuyên nghiệp sẽ được xác định nếu cá nhân đó đáp ứng được một trong số các tiêu chí sau:
Đối với nhà đầu tư là tổ chức, tính chuyên nghiệp sẽ được xác định nếu tổ chức thuộc một trong các đối tượng sau:
Ngoài ra, cần có đơn vị chịu trách nhiệm cho việc xác thực tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chia làm hai trường hợp như sau:
Theo quy định tại luật chứng khoán 2019 (điều 13) để một quỹ thành viên có thể được thành lập cần phải đáp ứng được các tiêu chí như sau:
Việc phân biệt quỹ đầu tư cá nhân và quỹ đầu tư tập thể sẽ dựa vào nguồn vốn huy động:
Các quy định liên quan đến danh mục đầu tư của quỹ thành viên được quy định rõ ràng tại thông tư 224 năm 2012 (điều 9) cụ thể các loại tài sản mà quỹ thành viên được đầu tư bao gồm các loại như sau:
Ngoài câu hỏi về những thông tin cơ bản liên quan đến quỹ thành viên, chắc hẳn một trong những điều mà các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đó là quỹ thành viên sẽ phân bổ lợi nhuận như thế nào. Theo điều lệ quỹ thành viên được quy định, lợi nhuận sẽ được phân bổ theo các nguyên tắc như sau:
Một là, về hình thức: lợi nhuận của quỹ sẽ có thể được phân bổ bằng chứng chỉ quỹ hoặc bằng tiền
Hai là, về thời gian phân bổ và thông báo phân bổ lợi nhuận: công ty quản lý quỹ cần thông báo cho nhà đầu tư tối thiểu 15 ngày trước khi tiến hành phân bổ lợi nhuận. Cụ thể các nội dung mà công ty quản lý quỹ cần thông báo được quy định rõ trong thông tư 98 (phần phụ lục)
Ba là, về các nguyên tắc liên quan đến chi trả lợi tức quỹ
Bốn là, về các thông tin liên quan đến việc phân bổ lợi nhuận: các thông tin về phân bổ lợi nhuận của quỹ thành viên đã được thực hiện phải được cập nhật vào bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung.
Việc thành lập quỹ đầu tư được quy định cụ thể tại Luật chứng khoán 2019 và Thông tư 224 năm 2012, cụ thể như sau:
Một là, chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập quỹ, bao gồm các văn bản sau:
Các văn bản trên sẽ cấu thành một bộ hồ sơ đăng ký, hồ sơ cần phải được chuẩn bị thành 02 bộ và nộp cho ủy ban chứng khoán nhà nước theo đường bưu điện hoặc trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Hai là, Ủy ban chứng khoán nhà nước phản hồi thông tin về việc đồng ý cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép, cụ thể như sau:
Ba là, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thông báo về giấy phép thành lập quỹ đầu tư cá nhân và các hoạt động của quỹ:
Ở Việt Nam, các quỹ được thành lập với quy mô vốn tương đối lớn (dao động từ 50 tỷ đến hơn 1,3 tỷ đồng). Vậy cụ thể ở Việt Nam có những quỹ đầu tư nào và thông tin về các quỹ này như thế nào? Dưới đây là tóm tắt cơ bản về một số quỹ phổ biến ở Việt Nam.
Quỹ đầu tư Việt Nam (Viet Nam Investment Fund – VIF)
Đây là một trong những quỹ lâu đời ở Việt Nam được cấp phép thành lập vào năm 2006 với mức vốn điều lệ là 1349 tỷ đồng. Công ty quản lý của VIF là công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư BIDV – VietNam partner. Ngân hàng giám sát của quỹ VIF: Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Quỹ đầu tư thành viên SSI (SSI Investment Member Fund – SSIIMF)
Quỹ SSIIMF được cấp giấy phép thành lập vào năm 2010 với mức vốn điều lệ là 360 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, quỹ đã có đợt tăng vốn vào năm 2012 lên mức 390 tỷ đồng, sau đó vào năm 2018 tiến hành giảm vốn xuống còn 343 tỷ đồng.
Quỹ được thành lập với mục tiêu giải ngân vào 6 dự án bất động sản ở thị trường Mỹ (giá trị đầu tư tương đương 14 triệu USD), phạm vi đầu tư của quỹ là đầu tư vào bất động sản Hoa Kỳ. Công ty quản lý của SSIIMF là công ty cổ phần quản lý quỹ SSI. Ngân hàng giám sát của quỹ SSIMF là Ngân hàng HSBC.
Quỹ đầu tư chứng khoán con hổ (Viet Nam Tiger Fund – VTF)
Quỹ VTF được cấp giấy phép thành lập vào năm 2007 với mức vốn điều lệ là 230 tỷ đồng. Công ty quản lý của quỹ VTF là công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB. Ngân hàng giám sát của quỹ VTF là ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 11 tháng 07 năm 2017: Ủy ban chứng khoán nhà nước đã thông báo về việc hoàn tất giải thể Quỹ VTF.
Quỹ Đầu tư Japan Asia MB Capita (JAMBF)
Quỹ JAMBF được cấp phép thành lập vào năm 2010 với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc hợp tác giữa MB Group và Japan Asia Group, trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản góp mức vốn chiếm đến 49%.
Quỹ được thành lập với chiến lược tập trung vào các doanh nghiệp có giá trị có hoạt động quản trị hiệu quả, tiềm năng tăng trưởng cao, và định giá hiện tại đang thấp hơn so với giá trị thực của công ty. Ngoài ra, quỹ JAMBF cũng tập trung đầu tư trung và dài hạn để hướng tới đảm bảo độ an toàn và tốc độ tăng trưởng cao. Công ty quản lý quỹ JAMBF là công ty CTCP QLQ Đầu tư MB. Ngân hàng giám sát của quỹ JAMBF là ngân hàng thương mại cổ phần MTV Standard Chartered Việt Nam.
Quỹ Đầu tư khám phá giá trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Value Discovery Investment Fund – VVDIF)
Quỹ VVDIF được cấp phép thành lập vào năm 2015 với số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng và mục tiêu tăng vốn lên tới 500 tỷ đồng. Quỹ VVDIF được thành lập với mục đích là tận dụng các lợi thế của ngân hàng công thương Việt Nam và các thành viên góp vốn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư tiềm năng.
Hướng đầu tư của quỹ VVDIF là đầu tư trung hạn và dài hạn vào các doanh nghiệp đã phát hành ra công chúng, các doanh nghiệp thoái vốn của Nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết. Công ty quản lý quỹ VVDIF là Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng giám sát của quỹ VVDIF là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành.
Như chúng ta đều việc, việc hoạt động của các quỹ đầu tư có liên quan đến một lượng vốn tương đối lớn, có thể có những ảnh hưởng nhất định lên thị trường nói riêng và kinh tế nói chung. Do đó, các hoạt động của các quỹ đầu tư sẽ được quy định khá rõ ràng, chi tiết trong luật, cụ thể là luật chứng khoán. Thông thường, các quy định liên quan đến quỹ đại chúng sẽ phức tạp và có nhiều giới hạn hơn do tính chất không giới hạn về số lượng và chuyên môn nhà đầu tư của quỹ này. Đối với quỹ thành viên, các quy định sẽ có nhiều thuận lợi hơn, tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể, trong quá trình hoạt động, công ty quản lý quỹ thành viên cần phải đảm bảo tuân thủ những điều sau:
Một là, về phạm vi đầu tư: quỹ thành viên không được đầu tư vào chính quỹ của mình
Hai là, về việc sử dụng vốn: quỹ thành viên không được sử dụng vốn của quỹ để thực hiện các hoạt động cho vay, bảo lãnh khoản vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán
Ba là, về các đối tượng có thể đầu tư: quỹ thành viên chỉ được đầu tư vào các quỹ/ cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và phải tuân thủ các điều kiện dưới đây:
Bốn là, về việc vay thế chấp, thấu chi: quỹ thành viên được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký của mình trong trường hợp đã có quy định trong điều lệ quỹ thành viên, và cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
Năm là, về việc kêu gọi góp vốn vào quỹ thành viên của công ty quản lý quỹ: công ty quản lý quỹ không được phép sử dụng các phương tiện truyền thông (thông tin đại chúng) để kêu gọi góp vốn
Sáu là, về việc đầu tư nước ngoài của quỹ thành viên: quỹ được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với điều kiện đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc được đề ra trong luật chứng khoán.
Nguồn: hoitradeforex.com
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…