Kiến Thức Đầu Tư

Phái sinh hàng hóa là gì? Cách thức giao dịch thế nào?

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về Phái sinh hàng hóa là gì?Cách thức giao dịch thế nào?. Nội dung chính của bài viết gồm:

  1. Phái sinh hàng hóa là gì?
  2. Các loại phái sinh hàng hóa
  3. Danh mục sản phẩm phái sinh hàng hóa
  4. Cách thức giao dịch phái sinh hàng hóa
  5. Lưu ý khi giao dịch phái sinh hàng hóa

Phái sinh hàng hóa là gì?

Phái sinh hàng hóa là một dạng hợp đồng được định giá dựa trên giá trị của tài sản cơ sở, ở đây là hàng hóa, được giao dịch ở một mức giá xác định trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn của hàng hóa… được các Sở giao dịch hàng hóa quy định.

Trên thực tế, nhà đầu tư không thực hiện việc mua bán hàng hóa thật mà hoạt động giao dịch sẽ được thực hiện thông qua các hợp đồng.

Ví dụ:
  • Hợp đồng tương lai dầu Brent: Nhà đầu tư mua hợp đồng với giá 100 USD/thùng, đồng ý giao nhận 1 thùng dầu Brent vào tháng 12/2024.
  • Hợp đồng quyền chọn mua vàng: Nhà đầu tư trả phí quyền chọn 1 USD cho quyền mua 1 ounce vàng với giá 1.800 USD/ounce bất cứ lúc nào trước tháng 6/2024.

Các loại phái sinh hàng hóa

Tại Việt Nam, thường được giao dịch thông qua 2 loại hợp đồng chính:

  • Hợp đồng tương lai (Futures contracts) là loại hợp đồng mua bán hàng hóa với giá và thời điểm được thỏa thuận trước đó.
  • Hợp đồng quyền chọn (Options contract) là loại hợp đồng mua quyền được mua/bán đối với hàng hóa trong tương lai mới mức giá và thời hạn được định sẵn trong quá khứ. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, mua hoặc bán một tài sản với một giá cố định trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, còn các loại hợp đồng khác như:

  • Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts) là loại hợp đồng chênh lệch cho phép mua bán hàng hóa với giá và thời điểm do hai bên tự thỏa thuận. Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng trong các giao dịch phi tập trung.
  • Hợp đồng hoán đổi (Swap contract) là loại hợp đồng tài chính giữa hai bên, trong đó hai bên cam kết trao đổi các luồng tiền tương lai dựa trên một tài sản hoặc một chỉ số nhất định.

Danh mục sản phẩm

Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm phái sinh hàng hóa thường được chia làm 4 nhóm:

  • Nhóm nông sản bao gồm ngô, đậu tương, lúa mì, khô đậu tương, dầu đậu tương
  • Nhóm năng lượng bao gồm dầu thô, brent mini, brent dầu thô, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên, khí tự nhiên mini, xăng pha chế
  • Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm cao su, bông sợi, đường, cà phê, ca cao, dầu cọ
  • Nhóm kim loại gồm có bạch kim, bạc, quặng sắt, đồng, thiếc, niken, kẽm, nhôm, chì

Trong số này, nông sản hiện là nhóm được giao dịch nhiều nhất trên thị trường phái sinh. Nhóm năng lượng được đánh giá là có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong thời gian qua.

Cách thức giao dịch

Giao dịch diễn ra trên các Sở giao dịch hàng hóa như Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MX), Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME), Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE)…

Quy trình giao dịch:

  1. Mở tài khoản giao dịch: Mở tài khoản tại công ty chứng khoán được cấp phép giao dịch phái sinh hàng hóa.
  2. Nạp tiền vào tài khoản: Nạp số tiền cần thiết để thực hiện giao dịch.
  3. Đặt lệnh giao dịch: Chọn loại hợp đồng, khối lượng, giá mua/bán mong muốn và đặt lệnh trên hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán.
  4. Theo dõi và quản lý giao dịch: Theo dõi biến động giá của hợp đồng và điều chỉnh giao dịch nếu cần thiết.
  5. Thanh toán và nhận hàng (tùy chọn): Thanh toán giá trị hợp đồng khi đến hạn hoặc thực hiện giao nhận hàng hóa nếu có yêu cầu.

Lưu ý

  • Rủi ro cao: Thị trường phái sinh biến động mạnh, đòn bẩy tài chính cao, dẫn đến rủi ro thua lỗ lớn.
  • Kiến thức chuyên môn: Cần trang bị kiến thức về thị trường hàng hóa, sản phẩm phái sinh, kỹ thuật giao dịch…
  • Quản lý vốn hiệu quả: Sử dụng đòn bẩy hợp lý, đặt lệnh cắt lỗ để hạn chế rủi ro.
  • Lựa chọn công ty chứng khoán uy tín: Chọn công ty có kinh nghiệm, hỗ trợ giao dịch tốt.

Chúc bạn tìm được cổ phiếu tìm năng với Trợ lý đầu tư chứng khoán Stockup. Hãy theo dõi các bài viết của Stockup để có thêm kiến thức đầu tư về thị trường và các phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhé!

Stockup Investment Team

Recent Posts

Cách tính chỉ số VN30

Chỉ số VN30 là một chỉ số chứng khoán bao gồm 30 công ty niêm…

3 days ago

Những rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…

2 weeks ago

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…

2 weeks ago

Cách chơi chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…

3 weeks ago

Phái sinh VN30F1M là gì?

Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…

4 weeks ago

Top công cụ hỗ trợ giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…

4 weeks ago