IRR (Internal Rate of Return) là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Đây là một chỉ số được sử dụng khá phổ biến để phân tích khả năng sinh lời của khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.
Ví dụ: Như một khoản đầu tư nào đó có tỷ lệ IRR = 15% thì có nghĩa là hằng năm tỷ lệ sinh lời của khoản đầu tư này sẽ là 15% trong suốt vòng đời của nó.
Đây là tỷ lệ sinh lời hằng năm trừ đi các khoản chi phí và lạm phát. Đó là lý do tại sao nó có tên là hoàn vốn nội bộ. Đây có thể hiểu là tỷ lệ lãi suất mà công ty phải đạt được khi đầu tư.
Công thức tính IRR
IRR được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Co là chi phí đầu tư năm đầu tiên, với t=0.
- Ct là giá trị ròng của dòng tiền, được tính tại thời điểm t.
- t là thời gian đầu tư, hay thời gian thực hiện dự án.
- r là lãi suất chiết khấu
- NPV là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án.
Công thức trên xác định IRR là nghiệm của phương trình, với NPV = 0. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao, dự án càng tốt. Đồng thời, IRR có thể giúp so sánh các dự án giữa các lĩnh vực khác nhau.
Ý nghĩa của IRR
Có thể biết được những dự án nào đang có chỉ số lợi nhuận tốt hơn. Từ đó đưa ra quyết định giữ lại hoặc loại bỏ các dự án đang có dự định đầu tư.
Từ đó mà IRR của một dự án phải vượt quá chi phí vốn hoặc lãi suất của một khoản vay được lấy ra để tài trợ cho khoản đầu tư. IRR thấp hơn chi phí vốn có thể sẽ giết chết dự án.
Đây cũng là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá cũng như xem đây là lợi tức mà bạn sẽ nhận khi đầu tư cổ phiếu. Nó cũng có thể được sử dụng để tính toán lợi tức của trái phiếu khi đáo hạn. Và còn có thể cân bằng rủi ro và lợi ích khi mua bán bất động sản .
Vai trò và ưu nhược điểm của tỷ lệ IRR
Vai trò:
- Đối với các dự án lớn thì việc đánh giá tỷ lệ hoàn vốn nội bộ tốt sẽ quyết định mức độ khả thi của dự án.
- Và thông thường người ta sẽ có xu hướng chọn những dự án có tỷ lệ IRR cao nhất để phát triển. Điều này sẽ giúp tỷ lệ thành công của dự án sẽ cao hơn.
Ưu điểm:
- Chỉ số này dễ tính toán vì không phụ thuộc vào chi phí vốn. Rất phù hợp cho việc tính toán xem dự án nào đang có khả năng sinh lời cao nhất.
- Nắm bắt được tỷ lệ hoàn vốn nội bộ sẽ giúp ít cho việc chọn điểm để vay vốn. Xem thử là với mức lợi nhuận thu được có đủ để chi trả khoản vay và lãi suất không.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian để tính toán chỉ số này
- Bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn nếu chỉ dựa vào chỉ số IRR.
- Khó xác định tỷ lệ IRR nếu dự án đầu tư bổ sung, NPV thay đổi nhiều.
Mối quan hệ giữa IRR VÀ NPV
Chỉ số IRR được xác định vào tỷ lệ %, NPV được xác định theo số tiền. Nếu đưa về cùng dữ liệu thì có nhiều trường hợp tỷ lệ IRR không phải là chỉ số hợp lý để đánh giá dự án như NPV. Tỷ lệ IRR là chỉ số đánh giá chung cho nhiều dự án.
Với một thị trường đầy biến động thì chỉ số này lại không thể hiện được sự biến động đó. Trong một số trường hợp, chỉ số này không phù hợp để tính toán.
Một chỉ số hay công cụ đơn giản có thể đánh giá nhiều dự án. Không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật và thời gian, chỉ số IRR là công cụ vô cùng hợp lý.
Chỉ số NPV, bạn có thể xác định một cách dễ dàng, đơn giản hơn. Với các dự án thì chỉ số này chỉ cần lớn hơn 0 thì dự án có khả năng sinh lời.
Nguồn: goctaichinh.com