Kiến Thức Đầu Tư

Hợp đồng tương lai là gì? Lợi thế khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai (Futures contract) là loại hợp đồng chuẩn hóa giữa 2 bên (mua – bán) về một giao dịch trong tương lai, với mức giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng. 

Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra với bên mua đồng ý mua sản phẩm tại thời điểm xác định trong tương lai, đồng thời bên bán đồng ý bán sản phẩm với mức giá xác định ở thời điểm hiện tại.

Hàng hóa cơ sở của hợp đồng tương lai là các mặt hàng truyền thống như: Lương thực, vàng, kim loại, dầu mỏ… Nhưng trong nhiều trường hợp, hàng hóa cơ sở có thể là: Tiền tệ, chứng khoán, các tài sản vô hình (chỉ số chứng khoán tham chiếu hay lãi suất).

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là loại hợp đồng xây dựng trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán. Tại đó, các chỉ số chứng khoán được xây dựng dựa trên các nguyên tắc thiết kế và quản lý được Ủy ban chứng khoán nhà nước phê duyệt và chấp thuận.

Hợp đồng tương lai chỉ số được giao dịch tập trung, với các điều kiện đã được chuẩn hóa. Các điều kiện chuẩn hóa giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cụ thể như:

  • Tài sản cơ sở là một chỉ số chứng khoán cụ thể, đại diện như chỉ số cổ phiếu.
  • Hệ số nhân hợp đồng là giá trị được quy ra tiền, tương ứng với một điểm chỉ số.
  • Đơn vị niêm yết giá là số điểm của chỉ số cơ sở.
  • Bước giá sẽ được quy định khác nhau cho từng loại hình hợp đồng tương lai chỉ số.
  • Phương thức thanh toán hợp đồng tương lai chỉ số là bằng tiền.

Một số khái niệm khác

Hợp đồng tương lai có nhiều khái niệm đi kèm, lý giải cho thuật ngữ và phương pháp giao dịch. Người chơi cần nắm rõ khái niệm của các thuật ngữ liên quan:

  • Tài sản cơ sở: Đối tượng chính được thỏa thuận giá, giao dịch mua – bán trong hợp đồng.
  • Ký quỹ: Là khoản tiền đặt cọc khi giao dịch chứng khoán, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán hợp đồng của hai bên.
  • Vị thế: Trạng thái giao dịch và khối lượng tài sản cơ sở của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư đang nắm giữ.
  • Đóng vị thế: Hoạt động mở một vị thế đối ứng với vị thế hiện tại đang nắm giữ.
  • Giá thanh toán cuối ngày: Mức giá để tính toán giá trị lỗ hoặc lãi phát sinh trong ngày của hợp đồng.
  • Giá thanh toán cuối cùng: Mức giá tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng. Đồng thời có tác dụng tính toán giá trị lỗ hoặc lãi phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng.
  • Hệ số nhân hợp đồng: Hệ số giúp quy đổi giá trị hợp đồng thành tiền.
  • Khối lượng mở: Số lượng hợp đồng tương lai phái sinh của một loại chứng khoán phái sinh, cùng tồn tại trong một thời điểm.

Ví dụ: Doanh nghiệp A bán cho bên B 10 tấn cafe vào tháng 1/11/2021 với mức giá 200.000 VNĐ/kg. Đến tháng 30/11/2022, giá cafe tăng 220.000 VNĐ/ kg thì sẽ có 2 phương án cho công ty A:

  • Phương án 1: Công ty A sẽ giao cho bên B 10 tấn cafe với mức giá 200.000 VNĐ/Kg.
  • Phương án 2: Công ty A sẽ thanh toán chênh lệch cho bên B, theo hợp đồng thỏa thuận ban đầu, tương ứng với 20.000×10.000 VNĐ.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

  • Tính chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai là sản phẩm tài chính được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Các điều khoản hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa, quy định chi tiết như: loại tài sản, chất lượng tài sản, quy mô hợp đồng, cách thức thanh toán…
  • Bù trừ và ký quỹ: Ký quỹ là hoạt động bắt buộc là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của cả hai bên mua và bán, đúng cam kết hợp đồng. Trung tâm quản lý sẽ tiến hành hạch toán giá, sau đó yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán hàng ngày, theo giá trị thực tế.
  • Dễ đóng vị thế: Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào, bằng cách tham gia vị thế ngược của hợp đồng tương lai tương tự.
  • Đòn bẩy tài chính: Mang lại khả năng thu lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai. Với hiệu ứng đòn bẩy tài chính, mức sinh lời từ hợp đồng tương lai thường cao hơn đầu tư thị trường tài sản cơ sở.
  • Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư dễ dàng bán hoặc mua hợp đồng tương lai khi biết trước 1 số điều khoản cụ thể trong hợp đồng.
  • Tính an toàn cao, rủi ro thấp: Cả hai bên mua bán hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quy định, quyền và nghĩa vụ cụ thể.

Lợi thế

Thị trường chứng khoán phái sinh ngày càng phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Giao dịch hợp đồng tương lai có gì hấp dẫn người chơi?

  • Lợi ích đầu tiên là nhà đầu tư có thể giao dịch bán hợp đồng tương lai ngay sau khi mua. Không giống như giao dịch chứng khoán phải chờ đến thời điểm T3, người chơi có thể bán hợp đồng tương lai ngay thời điểm T0.
  • Công cụ kiểm soát và giảm thiểu rủi ro là điểm lợi khi giao dịch hợp đồng tương lai. Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu cơ sở, có xu hướng giảm giá. Việc giao dịch hợp đồng tương lai sẽ giúp người chơi giảm thiểu rủi ro từ biến động giá 1 cách hiệu quả.
  • Công cụ đòn bẩy tài chính mạnh mẽ giúp nhà đầu tư chứng khoán thu lợi nhuận lớn. Chỉ với số tiền đặt cọc ký quỹ ban đầu, người chơi có thể ăn chênh lệch lớn, từ biến động giá tài sản cơ sở.
  • Không mất phí vay phát sinh từ khoản ký quỹ là lợi thế của giao dịch hợp đồng tương lai. Người chơi chỉ cần đặt cọc một khoản tiền nhỏ, đảm bảo cho các khoản lỗ phát sinh.
  • Tính thanh khoản cao, thông tin minh bạch rõ ràng trên sở giao dịch chứng khoán. Người chơi giao dịch chứng hợp đồng tương lai sẽ dễ dàng mua – bán khi có nhu cầu.

Giao dịch hợp đồng tương lai sẽ diễn ra như thế nào?

Nhiều người chọn giao dịch hợp đồng tương lai để kiểm soát rủi ro và kiếm lợi nhuận lớn, từ biến động giá thị trường chứng khoán cơ sở. Vậy, quá trình giao dịch hợp đồng tương lai sẽ diễn ra như thế nào?

  • Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại sàn giao dịch đã đăng ký trước đó. Người chơi cần cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng sàn chứng khoán.
  • Bước 2: Người chơi cần nộp ký quỹ ban đầu để trở thành giao dịch thành viên.
  • Bước 3: Người chơi đặt lệnh giao dịch, mua hợp đồng chứng khoán phái sinh. Hệ thống giao dịch tại sở sẽ xác nhận lệnh giao dịch. Trung tâm bắt đầu hạch toán giá vào cuối ngày, đồng thời yêu cầu ký quỹ bổ sung cho khách hàng (nếu có).
  • Bước 4: Khách hàng tiến hành bổ sung ký quỹ hoặc rút lãi để tiếp tục là giao dịch thành viên. Sau đó, giao dịch thành viên ký quỹ bổ sung (nếu có) để trung tâm tiến hành bù trừ.

Giao dịch hợp đồng tương lai, người chơi cần nắm rõ về thời gian theo quy định. Thời gian giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh sẽ sớm hơn thị trường cơ sở 15 phút.

So sánh công cụ phái sinh: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Tham gia thị trường chứng khoán phái sinh sẽ có 2 sự lựa chọn sản phẩm là:

  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng tương lai.

Hai loại hợp đồng này sẽ có những điểm giống và khác nhau cần được hiểu rõ để đầu tư hiệu quả.

Điểm giống nhau của hợp đồng tương lai và có kỳ hạn đều là những công cụ phái sinh, phụ thuộc vào giá tài sản cơ sở.

Điểm khác biệt của hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn:

  • Tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng và giá trị tài sản cơ sở. Trong khi hợp đồng kỳ hạn không được tiêu chuẩn hóa các yếu tố liên quan và tài sản cơ sở có thể là bất cứ loại tài sản nào.
  • Địa điểm giao dịch và niêm yết: Hợp đồng tương lai được niêm yết trên thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn niêm yết trên sàn OTC.
  • Thời điểm thanh toán hợp đồng: Hợp đồng tương lai thanh toán lỗ lãi theo ngày. Hợp đồng kỳ hạn thanh toán vào thời điểm giao hàng.
  • Rủi ro và tính thanh khoản: Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao và rủi ro thấp hơn hợp đồng kỳ hạn.
  • Tài sản thế chấp: Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị tài sản cơ sở. Hợp đồng kỳ hạn có thể là bất cứ tài sản nào.
  • Bù trừ và ký quỹ: Hợp đồng tương lai yêu cầu nhà đầu tư cần thực hiện ký quỹ và bù trừ theo giá thực tế hàng ngày. Trong khi, hợp đồng kỳ hạn không cần ký quỹ.

Kinh nghiệm đầu tư phái sinh hợp đồng tương lai

Đầu tư hợp đồng tương lai được đánh giá là hiệu quả, ít rủi ro cho người chơi. Tuy nhiên, công cụ đòn bẩy của thị trường phái sinh cao cũng là con dao 2 lưỡi. Nếu nhà đầu tư dự đoán không đúng chiều tăng/giảm của tài sản cơ sở, thì mức thua lỗ cũng sẽ không hề nhỏ.

Do vậy, để đầu tư hợp đồng tương lai hiệu quả, nhà đầu tư cần tìm hiểu về thị trường, phân tích biểu đồ giá, định giá hợp đồng tương lai, đánh giá biến động tài sản cơ sở… 2 chiến lược đầu tư hợp đồng phái sinh được đánh giá hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

  • Giao dịch đầu cơ theo xu hướng giá: Nhà đầu tư phân tích và dự đoán xu hướng giá của thị trường, tài sản cơ sở. Nếu dự đoán tài sản cơ sở có xu hướng tăng, bạn nên mua vào, chờ thời điểm bán ra và ngược lại.
  • Giao dịch hợp đồng tương lai trong ngày: Hình thức này nhà đầu tư sẽ mua bán hợp đồng tương lai trong ngày. Đến cuối ngày, người chơi đóng tất cả các vị thế giao dịch, để giảm các tác động qua đêm.

Tham gia thị trường chứng khoán phái sinh mang đến cơ hội sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư. Hiểu rõ về hợp đồng tương lai và các sản phẩm phái sinh khác để có lựa chọn giao dịch hiệu quả.

 

 

Nguồn: hoitradeforex.com

Stockup Investment Team

Recent Posts

Cách tính chỉ số VN30

Chỉ số VN30 là một chỉ số chứng khoán bao gồm 30 công ty niêm…

3 days ago

Những rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…

1 week ago

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…

2 weeks ago

Cách chơi chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…

3 weeks ago

Phái sinh VN30F1M là gì?

Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…

4 weeks ago

Top công cụ hỗ trợ giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…

4 weeks ago