Chữ T (viết tắt của Transaction) điều này có thể hiểu đơn giản là ngày giao dịch trong chứng khoán. Và cụ thể hơn nữa đó chính là ngày mà các giao dịch cổ phiếu được diễn ra trên thị trường với một mức giá đã được xác định.
T0 trong chứng khoán
Bạn có thể hiểu T0 chính là ngày giao dịch. Và đây chính là ngày mà nhà giao dịch thực hiện thành công việc đặt lệnh mua và bán cổ phiếu. Và với một giao dịch được thực hiện thành công thì vào thời điểm này mức giá cổ phiếu cũng được xác định.
Mặc khác:
- T1 mà chúng ta hay thấy thì nó chính là (T+1). Và đây chính là ngày kế tiếp của ngày T0 trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên thì nó sẽ loại trừ ngày lễ và thứ 7 chủ nhật dựa trên qui định.
- T+2 trong chứng khoán chính là ngày kế theo sau của T+1.
- Cuối cùng là T+3 trong chứng khoán là gì? Thì nó chính là ngày làm việc kế tiếp của T+2.
Theo như những quy định thì những hoạt động về mua bán cổ phiếu phải đảm bảo được trình tự của một khoản thời gian nhất định. Cụ thể là:
- Đối với việc mua cổ phiếu: Sau khi mua cổ phiếu tại T+0, nhà đầu tư phải chờ đến 16h30 ngày T+2 thì mới được chuyển về tài khoản. Sau đó, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu cho đến đầu ngày làm việc T+3.
- Đối với bán cổ phiếu: Sau khi bán cổ phiếu vào thời điểm T+0. Nhà đầu tư phải đợi đến 16h30 ngày T+2 để tiền thực sự vào tài khoản. Vào đầu ngày T+3, nhà đầu tư có thể sử dụng số tiền này để thực hiện các giao dịch mua khác.
Lướt T0 trong chứng khoán
Lướt T0 (hoặc T+0) nghĩa là nhà giao dịch có thể giao dịch cổ phiếu ngay trong ngày thay vì hai ngày sau (đến T+ 2) như quy định trước đây.
Quy định về giao dịch T0 tại Việt Nam
Để giao dịch chứng khoán T0 tại Việt Nam, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với những công ty về dịch vụ chứng khoán đã được cấp phép thì bạn cần phải ký hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày.
- Trong hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày, hai bên phải nêu rõ các điều khoản và điều kiện liên quan đến quyền thực hiện các giao dịch vay / mua của mình trên công ty môi giới. Quy tắc này sẽ giúp hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thiếu hụt chứng khoán được chuyển nhượng theo quy tắc thanh toán trong kinh doanh chứng khoán.
- Ngoài ra, Thỏa thuận giao dịch trong ngày chứng khoán phải nêu rõ các ví dụ về rủi ro, tổn thất và chi phí mà nhà đầu tư có thể phải trả cho công ty môi giới.
Có nên giao dịch chứng khoán T0 không?
Mặc dù T0 sẽ đem lại nhiều tiềm năng lợi nhuận hơn cho nhà giao dịch. Tuy nhiên thì đây cũng chính là hình thức này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro đáng chú ý.
Lợi ích
- Thứ nhất, giao dịch trong ngày T0 cho phép nhà đầu tư nhanh chóng mua và bán chứng khoán với giá kỳ vọng. Lợi thế này đến từ việc giá cả thị trường biến động liên tục trong ngày. Nếu các quy định bắt buộc bạn phải đợi đến T + 3 cho lần giao dịch tiếp theo. Và sẽ có nhiều rủi ro về biến động giá bất ngờ cho nhà đầu tư.
- Thứ hai, hình thức đầu tư lướt sóng cho phép nhà đầu tư giao dịch nhanh chóng. Và thuận tiện để tận dụng cơ hội sinh lời.
- Thứ ba, giao dịch cổ phiếu cùng ngày làm tăng tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Điều này tạo ra tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường tăng cao hơn.
Rủi ro
- Đầu tiên, giao dịch T0 tạo điều kiện cho việc bán khống trên các sàn giao dịch. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng trở nên sợ hãi và tham gia vào các hành vi giao dịch cổ phiếu rủi ro khi thị trường có sự biến động lớn về giá cổ phiếu.
- Thứ hai, nếu thị trường bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tâm lý bầy đàn. Thị trường dễ bị bóp méo, tạo ra hiệu ứng domino ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường. Hiện tại, kết quả rất khó đoán. Đặc biệt là các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hiệu ứng đám đông.
- Khi nhà đầu tư bán khống. Họ có nguy cơ mất một số tiền lớn do biến động giá không phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư.
Nguồn: chuyengiatienao.com