Kiến Thức Đầu Tư

Giá bid (giá chào mua) là gì?

Giá bid (giá chào mua) là giá cao nhất mà người mua trên thị trường sẵn sàng trả cho một chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ. Giá bid xác định cả giá và số lượng mà người mua sẵn sàng mua. Khi đặt giá bid cho một cổ phiếu, bạn đang cạnh tranh với tất cả những người mua khác trên thị trường. Bạn thường đặt giá bid thông qua một nhà môi giới (một người hoặc công ty có nhiệm vụ bắt cặp người mua với người bán).

VÍ DỤ

Giả sử bạn sẵn sàng trả 10 USD/cổ phiếu cho 100 cổ phiếu của công ty A. Đề nghị đó là giá bid của bạn. Nếu người bán sẵn sàng bán cổ phiếu ở mức giá đó, giao dịch sẽ được thực hiện.

Bài học rút gọn

Đặt giá bid giống như mặc cả trong khu chợ trời lớn nhất thế giới…

Rốt cuộc bạn đã tìm thấy một tấm thảm có thể trông tuyệt vời trong phòng khách của bạn. Giá bạn đề nghị trả để mua là giá bid của bạn. Người bán có thể chấp nhận hoặc từ chối giá bid của bạn – và điều đó sẽ quyết định xem giao dịch có xảy ra hay không.

Cách để đọc giá bid và giá ask

Khi bạn đang tìm mua hoặc bán một cổ phiếu, bạn thường thấy hai mức giá khác nhau – giá bid (giá chào mua) và giá ask (giá chào bán). Hai mức giá này là một bức ảnh chụp nhanh những gì đang xảy ra trên thị trường. Giá bid và giá ask hiển thị cho bạn giá tốt nhất để mua và bán một chứng khoán tại thời điểm cụ thể đó.

Các cổ phiếu phổ biến có thể được mua và bán rất nhiều; vì vậy, giá có thể thay đổi rất nhanh chóng.

Hãy cùng xem một ví dụ về giá bid/giá ask của một công ty A hư cấu.

  1. Giá bid là 100 USD: Đây hiện là giá bid cao nhất trên thị trường cho cổ phiếu A, có nghĩa là có những người mua khác đang đặt giá bid thấp hơn mức này. Nếu bạn đặt một “lệnh thị trường” (được thực hiện ở mức giá tốt nhất hiện có) để bán cổ phiếu, thì 100 USD có khả năng là mức giá bạn sẽ nhận được.
  2. Giá ask là 105 USD: Đây hiện là mức giá thấp nhất mà ai đó sẽ đồng ý bán cổ phiếu A của họ. Giá này có nghĩa là có những người bán khác đang đặt giá ask ở những mức cao hơn. Nếu bạn đặt một “lệnh thị trường” để mua cổ phiếu thì 105 USD có thể là giá bạn phải trả.

Ý nghĩa của “khối lượng bid” và “khối lượng ask”

Giá bid và giá ask thường đi cùng với một con số khác đối với các nhà đầu tư xem báo giá cấp 1 trên màn hình giao dịch của họ – thường nằm trong dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngoặc vuông. Những con số này thể hiện số lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán ở mức giá bid hoặc ask hiện tại. Các “khối lượng bid” và “khối lượng ask” này thường được hiển thị theo số “lô chẵn” – đại diện cho 100 cổ phiếu mỗi loại. Do đó, khối lượng bid bằng 5 sẽ tương ứng với 500 cổ phiếu.

Những khối lượng có thể chia cho 100 thường được gọi là lô chẵn. Những khối lượng không thể – giả sử như 75 – được gọi là lô lẻ. Thông thường, một cổ phiếu có giá thấp hơn sẽ được báo giá trong lô 100 và cổ phiếu có giá cao hơn được báo giá trong lô 10 hoặc thậm chí nhỏ hơn.

Ví dụ: giá bid của cổ phiếu A có thể là 100 USD (10). Con số này có nghĩa là có 1.000 giao dịch cổ phiếu đang chờ xử lý với giá bid 100 USD. Vì vậy, nếu bạn muốn bán 100 cổ phiếu thì đây rất có thể là mức giá bạn sẽ nhận được. Nếu bạn muốn bán 2155 cổ phiếu, thì ít nhất một phần lệnh bán của bạn có thể được thực hiện với giá 100 USD. Tùy thuộc vào loại lệnh của bạn, phần còn lại của giao dịch có thể diễn ra ở một mức giá khác.

Điều tương tự cũng áp dụng cho giá ask. Giá ask 105 USD (20) có nghĩa là có 2.000 giao dịch đang chờ xử lý ở mức giá ask 105 USD. Nếu bạn muốn mua 100 cổ phiếu thì rất có thể bạn sẽ trả 105 USD cho chúng.

Vai trò của nhà tạo lập thị trường

Vai trò của nhà tạo lập thị trường là đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Có thanh khoản tốt sẽ giúp việc mua bán trở nên dễ dàng hơn. Các nhà tạo lập thị trường thường là các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính lớn. Trong một số trường hợp, một nhà tạo lập thị trường cũng có thể là một nhà môi giới.

Một nhà tạo lập thị trường thường nắm giữ tồn kho cổ phiếu và có thể hiển thị giá bid và giá ask cho một số lượng cổ phiếu được đảm bảo. Họ có thể thực hiện các giao dịch cho tài khoản của họ (principal trades/giao dịch ban đầu/giao dịch gốc) cũng như cho các tài khoản khách hàng (agency trades/giao dịch đại lý).

Khi một nhà tạo lập thị trường nhận được lệnh từ người mua, họ sẽ bán cổ phiếu từ tồn kho của mình và hoàn thành lệnh mua. Các nhà tạo lập thị trường kiếm tiền từ chênh lệch (spread) bid-ask – chênh lệch giữa giá bid và giá ask.

Thanh khoản mà các nhà tạo lập thị trường cung cấp đảm bảo có đủ khối lượng giao dịch để giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru. Không có các nhà tạo lập thị trường, nếu bạn muốn bán cổ phiếu của mình, có thể không có đủ người mua trên thị trường để bạn làm như vậy.

Về cơ bản, các nhà tạo lập thị trường là loại dầu giúp động cơ thị trường vận hành trơn tru hơn bằng cách cung cấp thanh khoản để giúp các nhà đầu tư mua và bán dễ dàng hơn.

Tại sao giá ask lại cao hơn giá bid?

Câu trả lời ngắn gọn là lợi nhuận. Trên thị trường chứng khoán, có các nhà tạo lập thị trường, chẳng hạn như các ngân hàng hoặc tổ chức giúp đảm bảo tính thanh khoản. Tính thanh khoản này giúp tất cả chúng ta dễ dàng mua và bán hiệu quả hơn.

Các nhà tạo lập thị trường nắm giữ một lượng tồn kho cổ phiếu và kiếm lời từ chênh lệch giữa giá bid và giá ask. Họ không thể kiếm lời nếu giá ask thấp hơn giá bid.

Giả sử một nhà tạo lập thị trường nắm giữ các cổ phiếu của một công ty B mà họ đã mua với giá 10 USD. Họ có thể báo giá ask 10,05 USD để kiếm lợi nhuận. 0,05 USD đó có vẻ nhỏ nhưng thực sự có thể mang lại lợi nhuận cho các nhà tạo lập thị trường khi được thực hiện với khối lượng lớn. Hãy xem chênh lệch (chênh lệch giá ask – giá bid) này là để đền bù cho rủi ro mà họ đang chấp nhận khi nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu.

Bên cạnh đó, nếu họ mua một số lượng lớn cổ phiếu B với giá 10 USD và đặt giá ask 10 USD, họ sẽ chẳng kiếm được gì. Thậm chí còn tệ hơn, ở mức 9,95 USD, họ sẽ mất tiền.

Tại sao giá bid và giá ask lại cách xa nhau?

Chênh lệch giữa giá bid và giá ask được gọi là spread. Đối với các cổ phiếu được giao dịch với khối lượng lớn – tức là cổ phiếu có thanh khoản cao – mức chênh lệch sẽ nhỏ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mức chênh lệch có thể lớn – giá bid và giá ask cách xa nhau. Nhà đầu tư cần phải hiểu điều này bởi vì chênh lệch lớn không phải lúc nào cũng có nghĩa là có vấn đề với cổ phiếu hoặc thị trường đang giao dịch.

  1. Khối lượng thấp: Một số cổ phiếu không có nhu cầu cao – nghĩa là chúng giao dịch với khối lượng thấp. Có lẽ các cổ phiếu này đang ở trong một thị trường rất ngách, hoặc do các nhà đầu tư tiềm năng đang chờ đợi thêm thông tin. Với khối lượng thấp, chứng khoán có tính thanh khoản thấp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà tạo lập thị trường sẽ phải gánh nhiều rủi ro hơn khi nắm giữ tồn kho của cổ phiếu đó.
  2. Tính biến động: Một số cổ phiếu có biến động giá lớn theo cả hai chiều, có nghĩa là chúng có tính biến động cao. Chênh lệch giá bid – giá ask của các cổ phiếu biến động cao thường lớn hơn so với các cổ phiếu ít biến động hơn. Nhìn thấy điều này có nghĩa là giá cổ phiếu đang có những biến động lớn lên hoặc xuống.

Làm cách nào để tính tỷ lệ chênh lệch bid-ask?

Sự khác biệt giữa giá bid và giá ask được gọi là chênh lệch. Nhưng làm thế nào để bạn biết chênh lệch đó là nhiều hay ít? Bạn có thể so sánh chênh lệch của các cổ phiếu khác nhau như thế nào?

Một cách để làm điều này là tính toán tỷ lệ chênh lệch giá bid-ask. Thực hiện phép tính này sẽ giúp bạn biến số tiền bạn đang phải trả trong so sánh tương đối. Bạn làm điều này bằng cách lấy số tiền chênh lệch và chia nó cho giá cổ phiếu (số tiền chênh lệch / giá cổ phiếu).

Nếu tỷ lệ chênh lệch bid-ask nhỏ, điều đó thường có nghĩa là cổ phiếu có thanh khoản, giúp việc mua và bán dễ dàng hơn.

Chúng ta hãy xem xét hai cổ phiếu hư cấu khác nhau và so sánh chênh lệch của chúng để xem chi phí giao dịch của chúng so với nhau như thế nào.

  1. Cổ phiếu T có mức chênh lệch giá bid-ask 0,02 USD và giá cổ phiếu là 10 USD. Tỷ lệ chênh lệch bid-ask là 0,02 USD / 10 USD = 0,02%.
  2. Cổ phiếu C có mức chênh lệch giá bid-ask 0,2 USD và giá cổ phiếu là 100 USD. Tỷ lệ chênh lệch bid-ask là 0,2 USD / 100 USD = 0,02%

Mặc dù mức chênh lệch trên C cao hơn trên T 10 lần tính theo giá trị tuyệt đối, tỷ lệ chênh lệch tính theo giá trị phần trăm của hai cổ phiếu này là bằng nhau.

Nguồn: daututien.com

Stockup Investment Team

Recent Posts

Cách tính chỉ số VN30

Chỉ số VN30 là một chỉ số chứng khoán bao gồm 30 công ty niêm…

3 days ago

Những rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…

2 weeks ago

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…

2 weeks ago

Cách chơi chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…

3 weeks ago

Phái sinh VN30F1M là gì?

Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…

4 weeks ago

Top công cụ hỗ trợ giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…

4 weeks ago