Free Float  là tỷ lệ cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng. Đây là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do được phép chuyển nhượng so với tổng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của công ty, doanh nghiệp đó.

Công thức tính tỷ lệ Free Float 

Cổ phiếu F= Khối lượng cổ phiếu lưu hành – Khối lượng cổ phiếu hạn chế 

Tỷ lệ F =Cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng/ Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Dựa vào phương pháp Free Float, nhà đầu tư cũng có thể xác định vốn hóa thị trường bằng công thức:

Giá cổ phiếu*(Số lượng cổ phiếu đã phát hành – số lượng cổ phiếu đã đăng ký)

Cách tăng hoặc giảm khối lượng cổ phiếu Free Float – Cổ phiếu chuyển nhượng tự do

Số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty, doanh nghiệp có thể sẽ giảm hoặc tăng bởi các quyết định của ban quản lý.

Ví dụ: Một công ty AA có thể tăng lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do bằng cách đơn giản là bán cổ phiếu trong đợt chào bán lần hai hoặc tiến hành chia tách các loại cổ phiếu.

Ngoài ra, khi các cổ phiếu bị hạn chế trở về trạng thái không bị hạn chế nữa thì cổ phiếu này sẽ tăng tỷ lệ Free Float – lưu hành tự do. Ngược lại, nếu một công ty hay doanh nghiệp nào đó cũng có thể giảm tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do bằng cách thực hiện thao tác mua lại cổ phiếu hoặc chia tách cổ phiếu.

Cách làm tròn tỷ lệ Free Float khi tính toán 

Free Float của cổ phiếu thành phần thì cứ sáu tháng sẽ được xem xét và thay đổi một lần. Bên cạnh đó khi cổ phiếu có biến động thông tin khác có thể làm cho tỷ lệ thay đổi từ 5 % sẽ được cập nhật ở trong kỳ. Hệ số chia sẽ được điều chỉnh khi tỷ lệ Free Float đảm bảo tính liên tục của các chỉ số.

– Với tỷ lệ Free Float < hoặc = 15% thì làm tròn lên theo bước 1 %

– Với tỷ lệ Free Float > 15% làm tròn lên theo bước 5 %

Bên cạnh đó, đôi khi ở trong kỳ giao dịch mà từng cổ phiếu có sự thay đổi về tỷ lệ Free Float thì có thể dẫn tới tình trạng bị nhỏ lẻ và dễ bị nhiễu nên sản sinh ra nguyên tắc làm tròn tỷ lệ. Theo đó, những tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng A% thì sẽ làm tròn bằng A. A ở đây sẽ là bội của 05. Ví dụ như nếu tỷ lệ là 4 % thì sẽ được tính là 5 %, tỷ lệ là 9 % thì sẽ được tính là 10 %.

Dưới đây là bảng giới hạn tỷ lệ Free Float làm tròn:

free-float-la-gi 

Lưu ý: khi sử dụng phương pháp Free Float, giá trị vốn hóa của thị trường thu được sẽ thường nhỏ hơn kết quả đã thu về từ phương pháp tính giá trị vốn hóa đầy đủ.

Nếu cổ phiếu AA có tỷ lệ Free Float là 14.55% thì khi tính toán chỉ số, cổ phiếu AA có tỷ lệ Free Float là 15%.

Còn nếu cổ phiếu BB có tỷ lệ Free Float là 15.55% thì khi tính toán chỉ số, cổ phiếu BB sẽ có tỷ lệ Free Float là 20%.

Phương pháp Free Float là gì? 

Là cách tính giá trị vốn hóa của thị trường – Market Capitalization, với phương pháp Free Float thì Market Capitalization được tính bằng cách lấy giá vốn nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường (loại trừ cổ phiếu bị hạn chế).

Ví dụ:

Giả sử rằng cổ phiếu AA giao dịch ở mức 100.000 đồng và có tổng cộng 125.000 cổ phiếu. Trong đó, 25.000 cổ phiếu bị khóa có nghĩa là chúng được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức lớn và ban quản lý công ty cũng sẽ không sẵn sàng giao dịch. Sử dụng phương pháp Free Float, vốn hóa thị trường của AA sẽ là 100.000 x 100.000 (Tổng số cổ phiếu có sẵn để giao dịch) =  10 tỷ đồng.

Các trường hợp cổ phiếu không được tự do nhượng quyền Free Float 

Cổ phiếu của công ty, doanh nghiệp mà ở trong thời gian hạn chế chuyển nhượng đã được quy định bởi luật như:

– Cổ đông sáng lập.

– Cổ phiếu được phát hành riêng lẻ dưới 100 nhà đầu tư.

– Phát hành các cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ công nhân viên.

– Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của các công ty, doanh nghiệp FDI sau khi chuyển sang công ty cổ phần (CTCP).

– Các trường hợp bị hạn chế quyền chuyển nhượng khác theo quy định đã hiện hành:

+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông nội bộ và những người có liên quan.

+ Các loại cổ phiếu thuộc sở hữu của các nhà cổ đông chiến lược.

+ Cổ phiếu lại thuộc quyền sở hữu của các cổ đông Nhà nước.

+ Cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông lớn, các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán và  công ty bảo hiểm hay các công ty bảo hiểm nhân thọ… Sau đó ngoại trừ các công ty đầu tư có mục tiêu chiến lược rõ ràng, có quỹ tương hỗ, các quỹ đầu tư, hay các doanh nghiệp đầu tư tự kinh doanh, ETFs…

+ Cổ phiếu của các cổ đông lớn cũng vẫn có thể bị hạn chế quyền chuyển nhượng cho đến khi tỷ lệ nắm giữ ở mức dưới 4%

+ Trường hợp cổ phiếu sở hữu chéo trực tiếp giữa các công ty thuộc chỉ số với nhau.

Với các quỹ tỷ lệ Free Float nhỏ hơn 5% thì các nhà đầu tư nên kiểm tra rằng liệu quỹ ở trong một nhóm quỹ khác. Ví dụ như Dragon Capital là một quỹ lướt, có nhiều quỹ con như Norges Bark, Amersham Industries Limited, VietNam Enterprise Investments Limited… là những nhóm thường xuyên hàng tiến lướt sóng cổ phiếu. Trong các trường hợp tổng kết quỹ còn trên 5 % thì khóa lại.

Có thể áp dụng công thức tính như sau: 

Cổ phiếu Free Float = Tổng số cổ phiếu – Số cổ phiếu đã khoá 

Liên hệ giữa Free Float và tỷ lệ Market Maker

Tỷ lệ Market Maker hay còn được gọi là tỷ lệ làm giá có mối liên hệ với công thức như sau:

Tỷ lệ Market Maker = Khối lượng giao dịch trung bình trong 10 phiên / Số cổ phiếu Free Float

Nếu tỷ lệ Free Float từ 1 % trở lên thì có thể xác định loại cổ phiếu này có mức làm giá mạnh.

Trong các trường hợp thông thường, cổ phiếu có tỷ lệ Free Float trên tổng số cổ phiếu lưu hành cao thì có thể xếp lại cổ phiếu này khó làm giá hơn. Những trường hợp cổ phiếu có tỷ lệ Free Float cao như thì rất khó bị làm giá. Lý do là bởi vì lượng cổ phiếu bên ngoài nhiều, các nhà đầu tư cần tốn thêm nhiều tiền và cổ phiếu thì mới giúp cân bằng tỷ lệ cung cầu theo một mức giá cụ thể phù hợp với mục tiêu.

Ý nghĩa của chỉ số Free Float

Tỷ lệ chuyển nhượng tự do của một số cổ phiếu được các nhà đầu tư xem xét vô cùng kỹ lưỡng và là một thước đo vô cùng quan trọng khi chọn cổ phiếu. Nói chung, khi các cổ phiếu có chỉ số Free Float tỷ lệ nhỏ thì hiếm khi được các tổ chức đầu tư vào. Bởi vì, những cổ phiếu có chỉ số như vậy thường dễ bị biến động hơn so với một cổ phiếu có lượng thả nổi lớn.

Ngoài ra, các cổ phiếu có lượng giao dịch nhỏ hơn thường có mức chệnh lệch giá mua lớn hơn và tính thanh khoản bị hạn chế do lượng cổ phiếu đã có sẵn trên thị trường cũng đang hạn chế.

 

Nguồn: ftv.com.vn

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan