Đáo hạn phái sinh (Expiration date) là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực. Trước ngày này, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định với vị thế mà họ đang giữ. Sau khi hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai qua hết ngày đáo hạn phái sinh, nó sẽ không còn giá trị, cho nên ngày đáo hạn phái sinh cũng chính là ngày cuối cùng để giao dịch quyền chọn.

Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn, hoàn tất vị thế để nhận tài sản hoặc lợi nhuận, đồng nghĩa với việc để hợp đồng hết hạn và vô giá trị.

Phiên đáo hạn phái sinh là ngày:

Phiên đáo hạn phái sinh sẽ phụ thuộc vào công cụ phái sinh được giao dịch. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, vào ngày thứ Sáu thứ 3 của tháng mà hợp đồng hết hạn sẽ là ngày hết hạn của quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết.

Đối với các quyền chọn theo tùy chọn chỉ số kiểu Châu Âu, ngày đáo hạn sẽ là một ngày trước ngày đáo hạn, ví dụ nếu quy định trên hợp đồng là ngày thứ Sáu thì ngày đáo hạn sẽ là ngày thứ Năm.

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày nào? Đó là ngày công cụ phái sinh quyết toán, đến hạn thanh toán hoặc hết hạn, ngày mà các nghĩa vụ không còn được tích lũy và việc thanh toán cuối cùng diễn ra.

Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm:

Mỗi công cụ phái sinh đều quy định ngày đáo hạn cụ thể. Tại thị trường Việt Nam theo quy định vào ngày thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn sẽ là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Tháng đáo hạn được hiểu lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?

Có thể khẳng định ngày đáo hạn phái sinh ảnh hưởng lớn đến thị trường, xu hướng chung trước ngày đáo hạn thị trường biến động khá mạnh. Bởi vì vào ngày đáo hạn, các nhà đầu tư dù đang ở vị thế nào đều phải thực hiện vị thế trong giao dịch hoặc lựa chọn không thực hiện để hợp đồng trở nên vô giá trị. Chính vì thế, họ có thể bán/không bán và mua/không mua trong giao dịch để chốt lời hoặc cắt lỗ.

Đây cũng là thời điểm để các nhà đầu tư biết được kết quả giao dịch hợp đồng phái sinh có hiệu quả, kiếm được lợi nhuận không. Dựa theo dữ liệu thống kê năm 2017 đến hiện tại, các phiên ATC có sự biến động tăng giảm đột ngột, mã giao dịch trên sàn chênh lệch so với phiên trước ATC và theo xu hướng giảm là chủ yếu.

Ví dụ: Quý I năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra 3 phiên giao dịch: Mã VN30 F2201 có lịch đáo hạn phát sinh vào 01/2022, ngày giao dịch đầu tiên vào 20/11/2021 và giao dịch cuối cùng vào 21/01/2022. Ở giai đoạn đầu không có nhiều sự biến động hay thay đổi giao dịch từ thị trường. Nhưng kể từ thời điểm 15/12/2021 thì thị trường trở nên nhộn nhịp hơn và đến ngày 19/01/2022 (trước ngày đáo hạn 2 ngày), thị trường sụt giảm mạnh.

Nguồn: hoitradeforex.com

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan