Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) là loại chứng khoán có tính chất tương tự với cổ phiếu phổ thông. Vì thế, khi nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng đồng nghĩa với việc được xem là cổ đông chính thức trong công ty.

Tuy nhiên, những cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này sẽ được nhận những đặc quyền về mặt cổ tức, quyền biểu quyết hay được ưu tiên hơn cổ phiếu thường khi thanh lý tài sản nếu công ty phá sản.

Ví dụ: Một công ty cổ phần có 3 cổ đông chính là A, B và C, trong đó cổ đông A góp 40% cổ phần, cổ đông B và C mỗi người góp 30% cổ phần. Ngoài ra, cổ đông A và B sở hữu cổ phiếu phổ đông, còn cổ đông C nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cổ tức, nên mức hưởng cổ tức sẽ gấp đôi so với cổ phiếu thường. Vào cuối năm, số tiền chia cổ tức là 130 triệu đồng, số cổ tức cổ đông  A, B, C nhận được lần lượt là 40 triệu đồng, 30 triệu đồng và 60 triệu đồng.

Phân loại cổ phiếu ưu đãi

  • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Đây là loại cổ phiếu được trả với phần trăm cao hơn cổ phiếu phổ thông. Mức trả cổ tức là cổ định, được quy định cụ thể trên cổ phiếu ưu đãi và không bị ảnh hưởng bởi doanh thu hay lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, họp Đại hội cổ đông và đề xuất thành viên vào Hội đồng quản trị hay Ban kiểm soát.
  • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Khi cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này, sẽ có quyền ưu tiên biểu quyết với số phiếu cao hơn cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết này do điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, loại cổ phiếu này không được tự do chuyển nhượng sang người khác, mà chỉ có Tổ chức Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ và nhận chuyển nhượng cổ phiếu này.
  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này, sẽ có quyền được yêu cầu công ty hoàn lại số vốn góp theo yêu cầu của chủ sở hữu vào bất kỳ thời điểm nào dựa trên các điều kiện được ghi trên cổ phiếu. Tuy nhiên các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại, sẽ không được dự họp Hội đồng cổ đông, không có quyền biểu quyết, không được đề cử người nắm giữ vị trí trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Ngoài 3 loại cổ phiếu chính đã kể trên do pháp luật quy định thì còn có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác do công ty thỏa thuận phát hành, tùy thuộc vào tình hình hoạt động và các điều lệ của công ty quy định. Từ đó đem lại các quyền hạn ưu đãi riêng đến với các cổ đông.

Lợi ích và rủi ro mà cổ phiếu ưu đãi mang lại

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi

  • Đối với nhà đầu tư

– Ngoài việc là cổ đông chính thức của công ty, nhà đầu tư còn được hưởng mức lợi tức cao hơn so với cổ phiếu thường.

– Nhận được quyền ưu tiên biểu quyết, vì vậy các nhà đầu tư sẽ có tiếng nói cũng như sức ảnh hưởng lớn hơn tới việc ra quyết định về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của công ty.

– Được hoàn lại vốn đã góp vào công ty trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hay giải thể tổ chức.

– Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi có thể linh hoạt chuyển sang cổ phiếu phổ thông, nếu nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hay mua bán lại trên thị trường chứng khoán.

  • Đối với các công ty cổ phần

– Cổ phiếu ưu đãi giúp công ty thu hút và huy động thêm nguồn vốn mới, để hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Bên cạnh đó, công ty còn có thể mua lại cổ phiếu ưu đãi, trong trường hợp vốn sử dụng để chi trả cho quyền lợi cho người sở hữu đang cao.

Rủi ro của cổ phiếu ưu đãi

  • Đối với nhà đầu tư

– Mặc dù có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường, nhưng cổ phiếu ưu đãi vẫn không thể tự do chuyển nhượng. Vì thế, nhà đầu tư sẽ bị hạn chế trong việc kiếm lợi nhuận nếu giá cổ phiếu trên thị trường tăng.

– Đối với các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức hay cổ phiếu ưu đãi, thì sẽ không có  quyền được biểu quyết về các vấn đề của công ty.

– Đồng thời, nếu việc phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi sẽ gây pha loãng cổ phiếu và ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông.

  • Đối với các công ty cổ phần

– Khi phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi, thì sẽ làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp.

– Ngoài ra, công tú còn phải có trách nhiệm hoàn lại vốn cho cổ đông ưu đãi nếu doanh nghiệp không may giải thể hoặc phá sản.

Phân biệt cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi đều thuộc loại chứng khoán vốn, được công ty cổ phần phát hành và được giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính.

Khác nhauCổ phiếu ưu đãiCổ phiếu thường
Ưu đãi cho chủ sở hữuTùy theo tính chất từng loại cổ phiếu mà nhận ưu đãi khác nhau.Không có
Cổ tức– Mức trả ổn định không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty.
– Nhận tỷ lệ cổ tức cao hơn so với cổ phiếu thường.
– Được trả cổ tức trước cổ đông thường.
– Được trả dựa trên kết quả hoạt động và lợi nhuận của công ty.
– Mức cổ tức không ổn định, biến động thường xuyên.
– Nhận cổ tức sau cổ đông ưu đãi.
Quyền quản lý công tyKhông có quyền tham gia vào công tác quản lý công ty.Có quyền tham gia công tác quản lý trong công ty.
Số lượngcổ phiếuSố lượng nhỏSố lượng lớn
Quyền biểu quyếtChỉ có cổ phiếu ưu đãi biểu quyết mới được tham gia và số lượng phiếu của cổ đông sẽ được quy định dựa trên điều lệ của công ty.Được quyền biểu quyết, trong đó số phiếu biểu quyết tương ứng với số lượng cổ phiếu.
Quyền chuyển nhượngKhông được chuyển nhượng tự do cho nhà đầu tư khác (chỉ đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết). Cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại được tự do chuyển nhượng cho người khácĐược phép chuyển nhượng tự do cho người khác.
Khả năng chuyển đổiĐược phép tự do chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Riêng cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ được phép chuyển đổi sau khi hết thời hạn 3 năm.Không thể chuyển cổ phiếu thường sang cổ phiếu ưu đãi.
Quyền ưu tiên nhận lại vốn góp trong trường hợp công ty phát hành phá sảnĐược ưu tiên nhận lại vốn góp trước cổ đông sở hữu cổ phiếu thường, nhưng sau người nắm giữ trái phiếu.Nhận phần vốn góp còn lại sau cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi.

Tại sao doanh nghiệp lại phát hành cổ phiếu ưu đãi?

Cổ phiếu ưu đãi được công ty bán ra thị trường trong một số trường hợp như sau:

  • Thu hút thêm nguồn vốn mới: việc phát hành thêm cổ phiếu giúp lương lượng vốn điều lệ tăng lên đồng thời tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm đi.
  • Tạo thêm nhiều nguồn tài chính: các công ty thường sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức hay ưu đãi hoàn lại, để vừa giúp tăng vốn vừa không làm giảm quyền kiểm soát công ty của các cổ đông khác.
  • Doanh nghiệp muốn mua lại cổ phiếu trong tương lai: đặc biệt là cổ phần ưu đãi hoàn lại, trong tương lai doanh nghiệp có thể dễ đàn mua lại cổ phiếu này nếu số vốn dùng để chi trả cổ tức tăng cao.

 

 

Nguồn: plimsoll.org

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan