Kiến Thức Đầu Tư

Cổ phiếu chờ về là gì? Cổ phiếu chờ về có thể bán được không?

Cổ phiếu chờ về là cổ phiếu đã được các nhà đầu tư mua thành công, lệnh giao dịch đã khớp nhưng chưa được chuyển ngay về tài khoản mà phải chờ các thủ tục từ sàn chứng khoán và các công ty môi giới. Thông thường thời gian chờ là 2 ngày để cổ phiếu đến tài khoản người mua.

Có thể hiểu rằng, cổ phiếu chờ về là cổ phiếu bạn đã mua được nhưng chưa về tài khoản, giống như khi bạn đặt hàng thanh toán trước thì cần chờ thời gian vận chuyển gói hàng đến bạn mới hoàn thành. Tất nhiên là trong khoảng thời gian chờ về cổ phiếu thì các nhà đầu tư đã sở hữu cổ phiếu với mức giá cụ thể và có đầy đủ trách nhiệm tại thời điểm mua.

Thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản là bao lâu?

Khoảng thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản là từ T0 (giao dịch mua được thực hiện xong) đến T2 (trước khi cổ phiếu chuyển vào tài khoản), trong đó:

  • T0 là ngày đặt lệnh mua cổ phiếu thành công
  • T+2 là ngày thứ 2 sau khi giao dịch mua cổ phiếu và cũng là ngày bạn nhận được cổ phiếu trong tài khoản.

Trong thời gian này nhà đầu tư không thể tiến hành các giao dịch với cổ phiếu chờ về như bán cổ phiếu đang chờ.

Bạn cũng nên lưu ý đến thời gian hoạt động của các sàn chứng khoán, những ngày nghỉ, ngày lễ các sàn không giao dịch sẽ không được tính vào thời gian chờ về cổ phiếu. Ví dụ như bạn mua cổ phiếu vào thứ 3 thì chiều thứ 5 cổ phiếu mới về tài khoản, còn nếu mua cuối tuần vào thứ 6 thì cổ phiếu chờ về sẽ được hoàn thành vào chiều thứ 3 (thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của pháp luật).

Cổ phiếu chờ về có bán được không?

Theo thông tin ở trên thì nhà đầu tư không giao dịch được cổ phiếu chờ về nhưng hiện nay có thể mua bán ngay trong ngày đặt lệnh – ngày T0. Đây là quy định mới được thông qua năm 2020 cho thấy sự linh hoạt chủ động hơn với cổ phiếu đang chờ về.

Bản chất của hình thức giao dịch cổ phiếu chờ về là bên công ty chứng khoán cho bạn vay cổ phiếu đó để có thể tiến hành bán ngay trong ngày giao dịch. Khi đủ thời gian chờ cổ phiếu đã về tài khoản sẽ trả lại cho công ty đã vay theo đúng mức phí quy định, tương tự như lãi suất vay cổ phiếu.

Hình thức bán nhanh chóng ngay trong ngày T0 tồn tại nhiều rủi ro và có thể khiến nhà đầu tư tuột mất cơ hội sinh lời cao hơn. Ví dụ như bạn bán cổ phiếu chờ về khi giá ở mức thấp nhưng đến ngày cổ phiếu về giá lại tăng cao thì bạn vẫn phải thanh toán cho công ty cổ phiếu tương ứng. Vì thế hãy cân nhắc và xem xét nhiều yếu tố trước khi quyết định bán để có lợi ích đầu tư tốt nhất.

Đối với các nhà đầu tư không đăng ký giao dịch T0 với công ty chứng khoán thì cần chờ đủ thời gian cổ phiếu về theo quy định pháp luật. Khi mua cổ phiếu, sau ngày T+2, cổ phiếu về tài khoản thì nhà đầu tư mới có thể bán số cổ phiếu đó.

Câu hỏi thường gặp về quyền chờ về cổ phiếu

Cổ phiếu từ cổ tức có phải cổ phiếu chờ về?

Cổ phiếu từ cổ tức cũng có thể được xem như là một loại cổ phiếu chờ về. Đây cũng là cổ phiếu cần chờ thời gian để chuyển đến tài khoản của nhà đầu tư.

Thời gian cổ phiếu từ cổ tức về tài khoản khá lâu bởi phải trải qua nhiều thủ tục. Thông thường sẽ mất từ 2 – 3 tháng. Công ty cần hoàn thành các thủ tục để niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán với sở giao dịch. Tiếp đó sở giao dịch chứng khoán sẽ niêm yết và làm các thủ tục chuyển cổ phiếu về tài khoản của nhà đầu tư.

Có nên bán cổ phiếu chờ về?

Nhiều người băn khoăn có nên bán cổ phiếu chờ về hay không khi mà giờ đây có thể giao dịch ngay trong ngày đặt lệnh T0. Thực tế thì nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định, phụ thuộc vào kế hoạch của từng người phù hợp với thời điểm đó.

Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện của thị trường hoặc có các dự đoán tương lai về xu hướng tăng giảm cổ phiếu thì có thể tự quyết định bán ngay hay là chờ về sau. Mục đích chính là chốt được lợi nhuận tốt nhất cho danh mục đầu tư chứng khoán của bạn.

Điều kiện bán cổ phiếu chờ về là gì?

Để thực hiện bán cổ phiếu chờ về trong ngày T0, các nhà đầu tư cần đảm bảo tuân thủ đúng các điều kiện sau:

  • Tiến hành ký kết hợp đồng cho phép thực hiện giao dịch chứng khoán T0 với công ty đang cung cấp những dịch vụ liên quan đến nội dung cho vay chứng khoán – đúng hơn là vay phần chứng khoán chờ về trong tài khoản của bạn.
  • Cần phải có điều khoản quy định rõ ràng cho phép công ty chứng khoán có thể tiến hành những giao dịch liên quan đến cổ phiếu. Nội dung bao gồm vay cổ phiếu, giao dịch mua bán cổ phiếu bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong các trường hợp phát sinh nếu thiếu số lượng chứng khoán để chuyển giao. Quy định này cần được áp dụng theo nguyên tắc bù trừ và đảm bảo nguyên tắc về thanh toán trong giao dịch chứng khoán.
  • Giữa các bên mua bán cổ phiếu phải thống nhất minh bạch và rõ ràng từng điều khoản hợp đồng ghi rõ những rủi ro có khả năng phát sinh, mức chi phí cho giao dịch và thiệt hại liên quan cần nhà đầu tư thanh toán phí nếu xảy ra các sự cố.
  • Chứng khoán lô lẻ và giao dịch theo thỏa thuận sẽ không được áp dụng hình thức bán T+0. Số lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày phải đáp ứng các tỷ lệ về vốn chủ sở hữu của công ty và số lượng chứng khoán đang lưu hành theo quy định.

 

 

Nguồn: www.vnsc.vn

Stockup Investment Team

Recent Posts

Các loại Thuế, Phí khi giao dịch Chứng khoán Phái sinh

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc…

10 hours ago

Cách tính chỉ số VN30

Chỉ số VN30 là một chỉ số chứng khoán bao gồm 30 công ty niêm…

3 days ago

Những rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…

2 weeks ago

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…

2 weeks ago

Cách chơi chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…

3 weeks ago

Phái sinh VN30F1M là gì?

Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…

4 weeks ago