RSI (Relative Strength Index) là chỉ số sức mạnh tương đối thể hiện lực mua hoặc lực bán đang tăng lên hay giảm đi khi phân tích biểu đồ nến. RSI là một tín hiệu quan trọng nhằm gia tăng độ tin cậy cho các Trader trước khi quyết định vào lệnh. Bất cứ giao dịch nào mà sử dụng biểu đồ nến đều có thể áp dụng RSI như tiền điện tử, chứng khoán, forex, hàng hoá, giao dịch chỉ số….
RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động từ 0 đến 100 và nó là một đồ thị di chuyển giữa 2 điểm cực trị.
Đối với các nhà đầu tư, RSI là chỉ báo quan trọng. Dựa vào đây các nhà đầu tư sẽ biết khi nào nên vào lệnh và đóng lệnh. Sau đây là một vài ý nghĩa của đường RSI khi giao dịch Forex.
Đường RSI vượt ngưỡng 70 được coi là vùng quá mua. Khi này giá đã đến đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm giá.
RSI xuống dưới ngưỡng 30 là vùng quá bán. Khi này giá đang trên đà chạm đáy và sẽ có đợt điều chỉnh để giá tăng trở lại.
Tóm lại: Khi biết được đâu là vùng quá mua và quá bán nhà đầu tư sẽ biết khi nào nên đặt lệnh mua, bán. Từ đó sẽ kiếm về nhiều lợi nhuận hơn cho mình.
Công thức tính RSI khá đơn giản, cụ thể là:
RSI = 100 – 100/ (1+RS)
Trong đó:
– RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm
– RSI thường lấy là RSI 14.
Để cài đặt chỉ số RSI trên MT4 các nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau đây:
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn màu cho đường RSI, nét đậm hoặc nét thanh tại mục Style.
RSI là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của giá để vào lệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần am hiểu về chỉ số này mới nhìn nhận được chính xác nhất. Sau đây là một số cách phân tích chỉ số RST mà bạn có thể áp dụng ngay.
1. Bước 1: Tìm và xác định xu hướng.
Trên khung D1 giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Cụ thể nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI < 30 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ giảm -> tăng. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh mua.
Ngược lại nếu thấy giá đi vào vùng quá mua khi RSI > 700 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng -> giảm. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh bán.
2. Bước 2: Xác định điểm vào lệnh H4
Sau khi biết được xu hướng của thị trường thì bạn cần chuyển sang H4 để xác định điểm mua, bán
Ngoài việc sử dụng RSI đơn thuần bạn có thể kết hợp chúng với các chỉ báo khác để đem lại kết quả cao hơn. Để thực hiện hóa ý tưởng này bạn sẽ cần thực hiện các bước sau:
1. Bước 1: Vẽ đường ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ.
2. Bước 2: Vào lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50. Thoát lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 30.
Đối với lệnh bán bạn sẽ vào lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 70.
Phân kỳ là thời điểm đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau. Trên thực tế có 4 điểm phân kỳ nhưng chỉ có 2 điểm rõ ràng nhất gồm:
Qua những dấu hiệu này nhà đầu tư có thể sẽ biết được thời điểm khi nào nên bán và khi nào nên mua để thực hiện giao dịch hiệu quả.
Nguồn: reviewsantot.com
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…