Chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio); còn gọi tỷ số P/B, hệ số P/B. Đây là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu. Chỉ số P/B chính là tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

Ưu điểm

Chỉ số P/B có nhiều ưu điểm vượt trội mà chúng mang lại như sau:

  • Doanh nghiệp thường sử dụng chỉ số P/B để thể hiện giá trị sổ sách. Thông qua chỉ số này doanh nghiệp có thể định giá được giá trị sổ sách; giá trị tài sản của DN mình ngay cả khi DN làm ăn thua lỗ.
  • Chỉ số P/B thì sẽ mang lại sự ổn định hơn nhiều so với các chỉ số khác như EPS,  hay chỉ số P/E, PEG, P/S,…
  • Những DN có khối tài sản thuộc phần lớn tài sản cần có tính thanh khoản cao như các ngân hàng; các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính; các công ty đầu tư thì việc áp dụng chỉ số P/B sẽ vô cùng hợp lý và phù hợp với DN.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì chỉ số P/B cũng có 1 số nhược điểm. Đó là:

  • Chỉ số P/B không phù hợp trong trường hợp DN cần định giá cổ phiếu như các công ty dịch vụ; vì những trường hợp như thế thì tài sản thường vô hình; khó định giá và không có độ trung thành như của các khách hàng,…
  • Nếu cần so sánh, đánh giá giá trị  giữa các DN cùng ngành với nhau thì chỉ số P/B không thực sự phù hợp; bởi các DN sẽ có mô hình kinh doanh khác nhau, cả sự khác nhau về chiến lược kinh doanh, phân khúc trong chiến lược marketing.
  • Ở những công ty, DN có chỉ số phát triển nhanh, tăng trưởng nhanh thì chỉ số P/B không đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Khi áp dụng chỉ số P/B vào giá trị sổ sách thì sẽ rất dễ xảy ra nhiều vấn đề không đáng có như tạo giá trị tài sản ngầm; tài sản ảo xảy ra nhiều hơn dựa vào các nguyên tắc kế toán.

Cách tính P/B

Để tính chỉ số P/B, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành là: Giá thị trường (Price); và Giá trị ghi sổ trên 1 cổ  phiếu (Book Value per Share).

Công thức: P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

Hay  P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

B =  Book Value : Giá trị sổ sách một cổ phiếu

Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ VND; tổng nợ 150 tỷ VND. Như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành; như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND.

Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND; thì P/B của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3

Ý nghĩa của chỉ số P/B, Chỉ số P/B nói lên điều gì?

Ý nghĩa của chỉ số P/B thấp

Khi chỉ số P/B thấp, điều đó có nghĩa:

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
  • Tài sản thực tế của công ty thấp hơn  so với phần ghi ở sổ sách (BCTC)

Ý nghĩa của chỉ số P/B cao

Ngược lại khi chỉ số P/ B cao, điều đó có nghĩa:

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Công ty có triển vọng phát triển trong tương lai rất tốt.
  • Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn nhiều như bất động sản, bằng sáng chế; nắm cổ phần công ty khác.

Vậy thế nào là Chỉ số P/B “tốt” 

Thật khó có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B như thế nào là “tốt”. Nó có thể tốt ở ngành này; nhưng sẽ là không tốt ở một ngành khác.

Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.

Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không; bạn cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh; và so với mức trung bình ngành mà công ty đang hoạt động.

Các chỉ số định giá khác

Ngoài chỉ số P/B, các chỉ số tài chính khác được sử dụng để đánh giá một cổ phiếu như:

  • Chỉ số P/ E
  • Chỉ số P/S

 

 

Nguồn: thinhvuongtaichinh.com

Cách Tìm Cổ Phiếu Tiềm Năng Tăng Giá và Chọn Điểm Mua Phù Hợp Với StockUp.

Bài viết liên quan