Hệ số NIM (Net Interest Margin – biên lãi ròng) là sự chênh lệch tỷ lệ giữa thu nhập lãi và ngân sách phải trả của ngân hàng.
Hệ số NIM cho biết hiện tại ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động đầu tư, tín dụng thanh toán là bao nhiêu.
Hệ số NIM là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. NIM cho biết, cứ 100 đồng tài sản sinh lãi sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho ngân hàng.
NIM là yếu tố quan trọng khi khách hàng có nhu cầu đầu tư cổ phiếu. Chính vì thế, hãy quan tâm đến chỉ số NIM trong các báo cáo tài chính của ngân hàng nhé. Đây là dấu hiệu của một cổ phiếu triển vọng trong tương lai và đáng để nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng.
Bên cạnh đó, NIM còn có những thuật ngữ chuyên ngành liên quan. Phần này sẽ giúp các bạn phân biệt được NIM và các khái niệm này.
Master là chủ – NIM là tỷ số lợi nhuận ròng của ngân hàng. Vậy master NIM là người nắm giữ tỷ số lợi nhuận của ngân hàng. Những người này là chủ ngân hàng, cổ đông.
Khái niệm tỷ lệ NIM hay còn gọi là tỷ lệ thu nhập lãi ròng của ngân hàng. Tỷ lệ NIM phản ánh chính xác tốc độ tăng trưởng thu được từ lãi so với tốc độ tăng trưởng của chi phí.
Tương tự như khái niệm NIM, NIM cho vay được hiểu là lợi nhuận ròng giữa số tiền cho vay và chi phí cho vay của ngân hàng.
Là chênh lệch giữa chỉ số “thu nhập lãi và thu nhập tương tự” với “chi phí lãi và chi phí tương tự”. Các chỉ số này được lấy trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
NIM = (Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi bình quân) x 100
Trong đó:
Chỉ số này tính theo năm hoặc Tổng quý liên tiếp:
Ví dụ: cách tính hệ số NIM ngân hàng Bản Việt, quý 2 năm 2022. Dựa trên báo cáo tài chính ngân hàng quý 2/2022 như sau:
Thu nhập lãi thuần của ngân hàng Bản Việt quý 2 là: 283.419.000.000 đồng.
Tài sản sinh lãi = (722.366 triệu đồng + 16.106.559 triệu đồng + 50.008.489 triệu đồng + 10.491.921 triệu đồng) = 77.329.335 triệu đồng / 2 = 38.664.667 triệu đồng.
NIM của Bản Việt bank = (283.419 triệu đồng / 38.664.667 triệu đồng) x100 = 0.7
Điều này cho thấy về cơ bản, hệ thống kinh doanh của ngân hàng Bản Việt có lãi.
Trên thực tế, biến động của các hệ thống ngân hàng diễn ra liên tục. Nhờ vào chỉ số NIM trong báo cáo tài chính, ngân hàng có thể dễ dàng điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Sau khi đã biết khái niệm NIM là gì và ý nghĩa của hệ số này trong lĩnh vực ngân hàng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến NIM là chính sách tiền tệ của chính phủ.
Chính sách điều tiết tài khoá và điều hướng dòng tiền của ngân hàng nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến NIM. Chính xác hơn là nhà nước sẽ sử dụng chính sách về lãi suất. Từ đó gây tác động trực tiếp lên dòng tiền trên thị trường. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, vì vậy sẽ chịu ảnh hưởng. Và hệ số NIM cũng sẽ biến động theo.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ số NIM là nhu cầu khách hàng. Bởi sự điều tiết từ chính sách tiền tệ của nhà nước. Từ đó khách hàng sẽ có nhu cầu khác nhau về vay vốn hoặc gửi tiết kiệm.
Nếu khách hàng gửi tiết kiệm nhiều hơn vay vốn thì hệ số NIM sẽ giảm, và ngược lại.
Nguồn: infina.vn
TikTok đang trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phát triển nhanh…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính dựa…
TikTok hiện là một trong những nền tảng video ngắn phổ biến nhất, thu hút…
Công cụ phân tích VN30F1M giúp nhà đầu tư theo dõi và dự đoán biến…
ETF phái sinh là một công cụ đầu tư kết hợp giữa quỹ giao dịch…
Thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam đang dần phát triển và thu…