Chỉ số Dow Jones là chỉ số được sử dụng khi đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ được tạo ra với mục đích phản ánh mức giá trung bình của một nhóm các doanh nghiệp hoặc nhóm các công ty trên thị trường.
Chỉ số Dow Jones trong tiếng anh được viết tắt là Dow Jones Index và được xác lập hàng ngày. Dow Jones là chỉ số được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất được sáng lập vào năm 1884 bởi hai nhà kinh tế học Hoa Kỳ là Charles Henry Dow và Edward David Jones.
Hiện nay, nhóm chỉ số Dow Jones được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với các nhóm ngành, trong đó mỗi loại sẽ có cách tính khác nhau. Ví dụ như chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng, chỉ số Dow Jones hỗn hợp, chỉ số Dow Jones vận tải.
Tuy nhiên, vào thời điểm mới ra đời, chỉ số Dow Jones được tính từ 12 cổ phiếu, đó là:
Chỉ số bình quân Dow Jones được tính theo phương pháp tính số bình quân giản đơn giá cổ phiếu của các công ty được lựa chọn.
Tuy nhiên, để tránh trường hợp ảnh hưởng bởi các yếu tố có tính chất kỹ thuật về nghiệp vụ vốn đến giá trị của chỉ số Dow Jones như tách cổ phiếu, gộp cổ phiếu hay phát hành thêm cổ phiếu mới,… người ta sử dụng số chia Divisor.
Số chia Divisor được thay đổi khi có sự thay đổi về tính chất kĩ thuật nghiệp vụ vốn của công ty.
Công thức chung:
DJIA = ∑Pi /n
Trong đó:
Ngoài cách tính trên, người ta cũng có thể tính chỉ số Dow Jones theo phương pháp trọng số giá, bằng tổng giá trị 30 cổ phiếu chia cho một ước số.
Dow 30 hay còn gọi là chỉ số Dow Jones 30. Dow 30 được tính dựa trên giá cổ phiếu tổng hợp của 30 công ty lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán New York.
Không phải công ty nào cũng được lựa chọn trong nhóm công ty Dow Jones 30. Thông thường, tiêu chí lựa chọn công ty thuộc nhóm Dow Jones 30 gồm: tốc độ tăng trưởng bền vững, mức độ quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường, danh tiếng của công ty,… Tóm lại, sẽ không có một quy tắc nhất định cho việc lựa chọn các công ty để tính chỉ số Dow 30.
Ngoài tên gọi là Dow 30, chỉ số này còn được gọi là chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Chỉ số Dow 30 thường có tính tin cậy cao, phản ánh được biến động chung của thị trường. Dow Jones 30 còn đóng vai trò giúp nhà đầu tư vận dụng để tìm kiếm các cơ hội và thời điểm đầu tư phù hợp.
Tuy nhiên, chỉ số Dow 30 chỉ tính trên giá cổ phiếu. Do vậy, Dow 30 chưa phản ánh được một cách chính xác giá trị và tiềm năng của các công ty trên thị trường. Bởi giá của cổ phiếu còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như cung cầu thị trường và tâm lý nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, lượng vốn của các công ty không được đưa vào khi tính chỉ số Dow 30 nên dẫn đến tình trạng bỏ qua sự tác động của quy mô doanh nghiệp.
Chỉ số Dow Jones tương lai (Dow Jones Futures) là hợp đồng chỉ số chứng khoán tương lai (phái sinh) của chỉ số Dow Jones.
Hợp đồng chứng khoán tương lai là hợp đồng được thống nhất giữa các bên về việc thỏa thuận mua bán cổ phiếu với một mức giá xác định trong một thời điểm nhất định ở tương lai.
Hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones Future Index được mua bán trên sàn giao dịch chứng khoán, nghĩa là nhà đầu tư sẽ thực hiện giao dịch với sàn khi tạo dựng được vị thế mua hoặc bán. Sàn giao dịch của hợp đồng tương lai giúp đảm bảo các giao dịch được diễn ra công bằng đồng thời loại bỏ các rủi ro như không giao hàng theo hợp đồng.
Chỉ số Dow Jones tương lai bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách tiền tệ của FED, dữ liệu về nền kinh tế Hoa Kỳ, kinh tế chính trị quốc gia và quốc tế, giá của đồng Đô La Mỹ (USD) và các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp/công ty thuộc chỉ số Dow Jones.
Cách thức hoạt động của Dow Jones Future khá giống với cách vận hành các hợp đồng tương lai thông thường. Trong đó, nhà đầu tư sẽ thực hiện hợp đồng với vị thế mua hoặc bán dựa trên kỳ vọng về biến động giá cổ phiếu nhằm ăn lời chênh lệch giá.
Ngoài ra, một trong những điểm hấp dẫn của hợp đồng tương lai đó là đòn bẩy (Leverage). Nghĩa là nhà đầu tư có thể lựa chọn đòn bẩy gấp x lần so với chênh lệch giá thực tế. Từ đó tăng khả năng nâng cao lợi nhuận một cách đáng kể, tuy nhiên cũng đi kèm với rủi ro thua lỗ lớn.
Ví dụ: Nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy hệ số 100, trong trường hợp chênh lệch giá là 2.000 USD thì nhà đầu tư có thể thu lợi (hoặc thua lỗ) 200.000 USD (gấp 200 lần giá trị thực tế)
Nguồn: infina.vn
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…