Kiến Thức Đầu Tư

Ý nghĩa và quy định về chi trả cổ tức

Điều kiện chi trả cổ tức

Cổ tức chi trả cho cổ phần ưu đãi thực hiện theo điều kiện riêng cho mỗi loại.

Cổ tức chi trả cho cổ phần phổ thông được căn cứ vào số lợi nhuận ròng và khoản chi trả cổ tức được trích từ lợi nhuận giữ lại.

Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ phần phổ thông khi đủ các điều kiện sau:

+ Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và tài chính khác theo quy định.

+ Đã trích lập các quỹ và bù đắp lỗ trước đó theo quy định.

+ Sau khi trả hết cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Ý nghĩa của việc chi trả cổ tức

Việc doanh nghiệp chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư giúp giảm lượng tiền lưu thông đối với hoạt động kinh doanh. Ngoài ra thì mục tiêu cốt lõi nhất vẫn chính là chia lời cho những chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Việc trả cổ tức giúp thể hiện được doanh nghiệp đó đang hoạt động có lãi, nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn vào cổ phiếu đang nắm giữ, ngoài ra có được nguồn thu nhập thụ động lâu dài.

Các hình thức chi trả cổ tức

Theo khoản 3, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc trả cổ tức:

“Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.”

Trả cổ tức bằng tiền mặt

Công ty sẽ phải trả bằng đơn vị tiền VNĐ thông qua chuyển khoản, séc cho cổ đông hoặc gửi trực tiếp.

Khi công bố tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt, thì cổ tức đó được tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ và không tính theo giá thị trường hàng ngày.

VD: Công ty ABC chốt danh sách cổ đông và quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 9,8%.

Vậy với 1 cổ phiếu ABC thì cổ đông sẽ nhận: 9,8% x 10.000 đồng = 980 đồng.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Với hình thức này thì có thể hiểu là công ty đang cần giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển.

Hình thức này được khá nhiều DN có nhu cầu mở rộng kinh doanh sử dụng. DN sẽ phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông.

Khi chi trả bằng cổ phiếu sẽ không cần làm thủ tục phát hành hoặc chào bán, mà chỉ cần tăng vốn điều lệ tương ứng với mệnh giá các cổ phiếu trả cổ tức trong vòng 10 ngày từ ngày thanh toán cổ tức.

Ví dụ: Công ty ABC quyết định trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%.

Vậy nếu mỗi cổ đông nắm 100 cổ phiếu ABC sẽ được thêm 15 cổ phiếu mới.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng

Việc phát hành cổ phiếu thưởng giúp DN giảm lợi nhuận giữ lại, đồng thời tăng vốn điều lệ nhưng không thay đổi vốn cổ phần.

Ví dụ chia cổ phiếu tỷ lệ là 100:5, bạn đang nắm giữ 100 cổ phiếu, thì sẽ nhận được 5 cổ phiếu thưởng. Số lượng cổ phiếu tăng, nhưng giá trị tài sản vẫn giữ nguyên.

Các DN lựa chọn hình thức giúp hỗ trợ cổ đông không chịu khoản thuế thu nhập cá nhân.

Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm

Là một trong những hình thức chi trả cổ tức được các DN lựa chọn. Hiểu đơn giản, đây là quyền mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi hơn giá thị trường dành cho các cổ đông hiện hữu.

Từng thời điểm, DN có tỷ lệ chia cổ phiếu phát hành thêm khác nhau. Thông thường, với một cổ phiếu đang nắm giữ, sẽ có thêm một quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt lợi hơn?

Trả cổ tức bằng tiền mặt Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Ưu điểm + NĐT được nhận tiền trực tiếp+ Cho thấy DN có dòng tiền vững mạnh và hoạt động kinh doanh thuận lợi. + Không cần trả thuế thu nhập như nhận tiền mặt.+ Giữ lại tiền để mở rộng phát triển.+ Làm tăng tính thanh khoản thị trường.
Nhược điểm + Cổ đông phải chịu thuế thu nhập cá nhân là 5%.

+ Gây thiếu hụt tiền để mở rộng phát triển kinh doanh.+ Lượng cổ phần giữ lại giảm, khiến quỹ dự phòng giảm.

+ Vốn hóa không đổi, nhưng NĐT phải chờ 2-3 tháng cổ phiếu mới phát hành.+ Hợp thức hóa chỉ tiêu tài chính của DN có vấn đề về dòng tiền không tạo lợi nhuận.

Tùy theo tình hình kinh doanh DN mà cần cân nhắc khi lựa chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt vì đều có mặt ưu và nhược riêng.

Trong trường hợp tốt nhất, có thể đặt niềm tin với DN chi trả cả 2 hình thức, bạn vừa có thu nhập và DN vẫn phát triển mở rộng.

Cách tính giá điều chỉnh tại ngày GDKHQ

Trong đó:

P: Giá hiện tại

P_dc: Giá điều chỉnh

P_ph: Giá cổ phiếu phát hành thêm

m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm

n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng)

D: cổ tức bằng tiền mặt

Ví dụ: Giả sử cổ phiếu ABC có giá đóng cửa 7/1/2022 là 30.000 đ/cổ phiếu. Ngày 8/1/2022 là ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) cổ phiếu ABC với các quyền sau:

  • Cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%/mệnh giá: tương đương 1.500đ/cổ phiếu
  • Cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:10 (hay 10%)
  • Phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 với mức giá 20.000đ/cổ phiếu
  • Khi đó, giá tham chiếu của cổ phiếu XYZ tại ngày 8/1/2022 sẽ được tính như sau:

Cách tính thuế thu nhập từ cổ tức

Khi nhận cổ tức bằng tiền mặt, nhà đầu tư sẽ phải khấu trừ thuế thu nhập 5%. Nếu DN trả cổ tức 500 đồng/cp, NĐT sẽ chỉ nhận được 475 đồng/cp.

Khi nhận cổ tức trả bằng cổ phiếu, nhà đầu tư không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Chỉ khi thực hiện quyền chuyển nhượng cổ phiếu mới phải kê khai thuế thu nhập cá nhân mức khấu trừ 5%.

Nên mua cổ phiếu trước hay sau khi chia cổ tức?

Theo ý kiến từ chuyên gia, mua cổ phiếu trước hay sau khi chia cổ tức không quan trọng mà phụ thuộc vào chiến lược đầu tư, giá trị nội tại DN và xu hướng thị trường.

Đầu tư cổ phiếu theo cổ tức là chiến lược an toàn đối với các nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, đối với NĐT ngắn hạn khi DN chia cổ tức, nhất là cổ tức bằng cổ phiếu, sẽ không mang lại giá trị lợi nhuận cao.

 

 

Nguồn: moneystudio.vn

Stockup Investment Team

Recent Posts

Cách tính chỉ số VN30

Chỉ số VN30 là một chỉ số chứng khoán bao gồm 30 công ty niêm…

3 days ago

Những rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…

2 weeks ago

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…

2 weeks ago

Cách chơi chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…

3 weeks ago

Phái sinh VN30F1M là gì?

Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…

4 weeks ago

Top công cụ hỗ trợ giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…

4 weeks ago