Trái phiếu là một tờ giấy vay nợ được chính phủ, doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính khác phát hành. Khi nắm giữ trái phiếu, nhà đầu tư sẽ trở thành chủ nợ của các tổ chức này. Đồng thời, các tổ chức đó có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ vốn gốc và lãi vay (đã thỏa thuận từ trước) khi trái phiếu đáo hạn.
Nếu trái phiếu do chính phủ ban hành thì nó được gọi là trái phiếu chính phủ. Tương tự, ta có thể hiểu trái phiếu ngân hàng là trái phiếu do ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành.
Tuy cùng là trái phiếu nhưng giữa trái phiếu ngân hàng và trái phiếu chính phủ luôn tồn tại một vài đặc điểm khác nhau nhất định. Điểm khác nhau cơ bản đầu tiên là cơ sở phát hành. Điều đó đã được thể hiện qua tên gọi của từng loại trái phiếu. Bên cạnh đó, mức độ rủi ro và lợi nhuận của các loại trái phiếu này so với cổ phiếu cũng rất khác nhau. Cụ thể được thể hiện qua bảng so sánh sau đây:
Trái phiếu Chính phủ | Trái phiếu ngân hàng | Cổ phiếu | |
Rủi ro | Thấp nhất trong 3 loại | Cao hơn trái phiếu Chính phủ nhưng thấp hơn cổ phiếu | Cao hơn trái phiếu |
Lợi nhuận | Khá thấp | Cao nhưng không bằng cổ phiếu | Cao hơn trái phiếu |
Có một sự thật rõ ràng rằng mức độ rủi ro và lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với nhau. Khi lợi nhuận càng cao thì đồng nghĩa với việc mức độ rủi ro của việc đầu tư càng lớn. Chính vì vậy, tùy thuộc vào sở thích và khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư tài chính phù hợp.
Bất kỳ loại hình đầu tư nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, đối với loại trái phiếu này cũng không ngoại lệ. Một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến khi đầu tư bằng hình thức này là:
Bên cạnh những ưu điểm, việc đầu tư loại trái phiếu này cũng tồn tại không ít hạn chế. Chẳng hạn như lãi suất sẽ thấp hơn nhiều so với đầu tư cổ phiếu. Thời gian đáo hạn thường khá dài, tính thanh khoản cũng khá thấp. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập vào hình thức đầu tư này.
Nếu lãi suất tăng lên thì giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Điều này cũng dễ hiểu khi lãi suất biến động trên thị trường thì cung cầu sẽ không cân bằng, từ đó ảnh hưởng đến giá trị trái phiếu.
Rủi ro này biểu hiện rõ nhất khi các tổ chức phát hành và thu hồi trái phiếu trước kỳ hạn. Ví dụ, bạn mua trái phiếu 1 tỷ đồng với thời hạn 2 năm và lãi suất 7% từ một ngân hàng. Tuy nhiên chỉ sau một năm, ngân hàng đã tiến hành mua lại trái phiếu của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được mức lãi suất 7% như ban đầu.
Nếu ngân hàng mà bạn đang đầu tư có xếp hạng tín dụng thấp. Hoặc bỗng dưng gặp những vấn đề về kinh doanh và khả năng trả nợ. Thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của trái phiếu mà bạn đang sở hữu. Cụ thể là bạn sẽ khó bán ra hay giao dịch trái phiếu từ ngân hàng đó với các nhà đầu tư khác.
Khi mua loại trái phiếu này, nhà đầu tư sẽ nhận được một mức lãi suất trong thời gian nắm giữ. Tuy nhiên, nếu thị trường xảy ra lạm phát, đồng tiền bị mất giá… thì mức lợi nhuận thu được giảm xuống. Ví dụ, lãi suất trái phiếu bạn mua là 5%/năm. Tuy nhiên, lạm phát lại cao ở mức 6%/năm. Vậy lãi suất bạn thu được không bù được tốc độ mất giá. Hay có thể nói, bạn còn không thu được tiền lãi thực tế.
Tuy có độ an toàn cao hơn cổ phiếu nhưng trái phiếu không được đảm bảo 100% như các loại tín dụng của chính phủ. Tất cả đều phụ thuộc vào mức độ uy tín cũng như năng lực của ngân hàng.
Các nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn trao đổi, mua bán loại chứng khoán này. Lý do là bởi hiện nay, còn chưa có thị trường giao dịch chính thức nào cho loại hình chứng khoán này.
Nguồn: www.dnse.com.vn
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…