Trái phiếu kho bạc được phát hành bởi Kho bạc Nhà nước, nhằm huy động vốn từ cá nhân, tổ chức, tập thể bổ sung vào ngân sách Nhà nước. Trái phiếu được xem như một chứng nhận nợ từ Nhà nước đối với người nắm giữ trái phiếu. Khi đến thời điểm đáo hạn, người nắm giữ sẽ nhận được gốc và lãi theo quy định.
Trái phiếu kho bạc có nhiều ưu điểm nổi bật sau:
Tuy là sản phẩm tài chính ưu việt nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng lựa chọn hình thức trái phiếu kho bạc, đặc biệt là những nhà đầu tư yêu thích lướt sóng, đầu tư ngắn hạn để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Vì tính an toàn cao, nhà đầu tư chỉ nhận được khoản lợi nhuận tương đối thấp so với các hình thức đầu tư tài chính mạo hiểm khác như cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.
Nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn giữa hai khái niệm trái phiếu và tín phiếu kho bạc. Điểm chung của hai sản phẩm tài chính này đều là do Nhà nước phát hành ra nhưng sẽ có khác biệt về thời hạn, và chức năng sản phẩm, cụ thể như sau:
Bộ Tài chính sẽ quy định lãi suất cho từng đợt phát hành trái phiếu Kho bạc, thường sẽ là một trong ba hình thức sau:
Theo đó, người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được lãi suất theo quy định cộng với chỉ số trượt giá nếu có. Mức lãi suất hiện tại là 2.25% và có thể tăng lên mức 3%.
Theo thông tin mới nhất của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), lợi suất trái phiếu kho bạc trong tháng 1/2023 giảm ở tất cả các kỳ hạn. Cụ thể, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức 8 phiên đấu thầu với tổng giá trị 34.000 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu là 96,6% ở các kỳ hạn 10 năm và 15 năm, lần lượt ở mức 16.332 tỷ đồng và 16.500 tỷ đồng.
Lãi suất trúng thầu trong tháng 1 kỳ hạn 10 năm giảm 0.3% còn 4.45%, kỳ hạn 15 năm giảm 0.22% còn 4.65% so với tháng trước đó.
Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch thông thường Outright trong tháng 1 là 30.518 tỷ đồng, giao dịch mua bán lại Repo là 26.272 tỷ đồng, giảm lần lượt 47.4% và 7% so với tháng 12/2022. Giá trị giao dịch Outright ở mức 1.907 tỷ đồng/ngày, giảm 27.7% còn giao dịch Repo đạt 1.642 tỷ đồng/ngày, tăng 27.9%.
Như vậy, khối lượng giao dịch Outright và Repo trong tháng 1 giảm mạnh. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 7 năm và 10 năm được giao dịch nhiều nhất. Với sự mạnh lên của đồng VND và tình hình lạm phát được kiểm soát, áp lực về lãi suất hiện thấp hơn so với những tháng cuối năm 2022. Chênh lệch lợi suất giữa Trái phiếu Chính phủ Việt Nam và Mỹ được thu hẹp.
Trái phiếu kho bạc là kênh đầu tư an toàn, rủi ro thấp nên phù hợp với những ai yêu thích sự ổn định, có khoản tiền nhàn rỗi trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên đây là kênh đầu tư có lợi suất thiếu hấp dẫn so với những kênh khác trên thị trường tài chính.
Khi thị trường chứng khoán có nhiều điểm bất lợi, đầu tư vào trái phiếu kho bạc là lựa chọn an toàn bạn có thể cân nhắc. Tuy nhiên, trái phiếu kho bạc thường được giao dịch ở ngân hàng, dành cho tổ chức, đơn vị tài chính. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường khó tiếp cận. Thông thường, nhà đầu tư cá nhân sẽ tiếp cận lượng trái phiếu còn lại sau khi các đơn vị đã đấu thầu thành công.
Bạn chỉ nên đầu tư bằng tiền nhàn rỗi, xác định lợi nhuận và kỳ hạn theo đúng nhu cầu. Trái phiếu thường kéo dài từ 3-10 năm nên cần lựa chọn sản phẩm có tính thanh khoản cao, có thể mua đi bán lại trên thị trường trước thời gian đáo hạn.
Nguồn: www.anfin.vn
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…