Trái phiếu coupon (Coupon bond), là một loại trái phiếu được trả lãi suất định kỳ (thường là hàng năm hoặc nửa năm) theo lãi suất đã được ấn định (lãi suất cuống phiếu).
Thông thường, khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu coupon sẽ có phần phiếu lãi – cuống phiếu (Coupon). Có nghĩa là khi tới kỳ nhận lãi, người nắm giữ trái phiếu coupon sẽ được nhận tiền lãi tương ứng theo từng phiếu lãi, số phiếu lãi là tương ứng với số lần trả lãi.
Khi mua trái phiếu coupon, nhà phát hành không lưu giữ hồ sơ của bạn. Tên người mua cũng không được in trên bất kỳ loại chứng chỉ nào. Nhà đầu tư nhận được các cuống phiếu giữa khoảng thời gian khi phát hành trái phiếu và thời gian đáo hạn của trái phiếu.
Nếu được phát hành dưới dạng chứng chỉ, thông thường ai cầm nó sẽ là người sở hữu trái phiếu. Vì thế mà trái phiếu coupon còn được gọi là trái phiếu vô danh (tiếng Anh bearer bonds). Ưu điểm của loại trái phiếu này dễ dàng chuyển nhượng. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hạn chế của loại trái phiếu này khi không lưu lại hồ sơ mua bán. Bởi vì nó có thể tạo cơ hội để nhiều người lừa đảo chiếm đoạt.
Ngoài ra, khi phát hành, trái phiếu coupon được bán bằng mệnh giá, khoản vốn gốc này sẽ được nhận một lần khi đáo hạn.
Công thức theo mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF):
V = I/rd x [1 – 1/ (1+rd)^n] + MV / (1+rd)^n
Trong đó:
Công ty TCBS phát hành trái phiếu có mệnh giá là 1 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu 10,3%/năm và trả lãi định kỳ hàng năm. Ngày phát hành 22/10/2016, ngày đáo hạn 22/10/2021. Trả nợ gốc 1 lần khi đáo hạn. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 10,25%/năm. Hãy định giá (coupon) trái phiếu TCBS vào thời điểm phát hành?
Áp dụng công thức định giá, ta có:
Đầu tiên, tính lãi được hưởng từ trái phiếu (I):
I = MV x i = 1000 x 10,3% = 103 (triệu đồng)
Khi đó, định giá trái phiếu TCBS vào thời điểm phát hành sẽ là:
V = 103/10,25% x [1 – 1/ (1+10,25%)^5] + 1000/ (1+ 10,25%)^5 = 1001,88 triệu đồng
=> Như vậy, giá trái phiếu TCBS vào thời điểm phát hành là: 1001,88 triệu VNĐ
Lãi suất coupon là lãi suất áp dụng để tính số tiền chia cho những người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất coupon là một con số cố định, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường và được niêm yết ngay trên phần cuống của trái phiếu.
Ví dụ lãi suất coupon 10% nghĩa là năm đó, người nắm trái phiếu nhận được 10k trên mỗi trái phiếu mệnh giá trái phiếu 100k họ nắm giữ.
Lãi suất coupon của một trái phiếu được tính bằng cách lấy tổng các khoản thanh toán coupon hàng năm chia cho mệnh giá của trái phiếu. Công thức:
C = i/P
Trong đó:
Ví dụ: Một trái phiếu phát hành với mệnh giá 1000$, trả lãi một năm 2 lần, mỗi lần 25$ thì sẽ có lãi suất coupon là (25*2)/1000 = 5%.
Ảnh hưởng rất lớn đến giá trái phiếu. Khác với các sản phẩm tài chính khác, số tiền lãi định kỳ được thanh toán là cố định theo thời gian. Chẳng hạn, một trái phiếu có mệnh giá 1000$, lãi suất coupon 3%, trả 30$ định kỳ cho trái chủ cho đến khi đáo hạn. Thì ngay cả khi giá trái phiếu tăng hoặc giảm, các khoản thanh toán lãi định kỳ vẫn sẽ là 30$ cho đến ngày đáo hạn.
Trường hợp lãi suất chung của thị trường tăng cao hơn lãi suất coupon của trái phiếu, giá của trái phiếu sẽ giảm. Bởi vì các nhà đầu tư sẽ không muốn mua trái phiếu bằng mệnh giá gốc khi mà họ còn có thể nhận được lãi suất tốt hơn ở nơi khác.
Ngược lại, trường hợp lãi suất chung giảm thấp hơn lãi suất coupon của trái phiếu, giá của trái phiếu sẽ tăng. Bởi vì nó đang cho nhà đầu tư nhiều lợi nhuận hơn dù vẫn mua cùng một loại trái phiếu hiện tại. Khi đó, lãi suất coupon cũng sẽ giảm thấp hơn, phản ánh sự giảm xuống của lãi suất thị trường.
Trên thực tế, rất có thể giá của trái phiếu không phản ánh chính xác mối quan hệ giữa lãi suất coupon và các mức lãi suất khác. Chính vì thế khi mua trái phiếu, bạn cần cân nhắc lãi suất coupon của trái phiếu và lãi suất thị trường để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Nguồn: thinhvuongtaichinh.com
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…