Đầu tư trái phiếu là việc nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua / bán trái phiếu. Trong giao dịch này, nhà đầu tư sẽ là người cho vay và người phát hành trái phiếu là người đi vay.
Nhà phát hành trái phiếu có nghĩa vụ thanh toán cho người sở hữu trái phiếu tiền gốc và lãi suất theo cam kết được xác định trong hợp đồng vay. Nhà phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp, ngân hàng, Chính phủ, kho bạc nhà nước, tổ chức tài chính. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính,…
Trái phiếu chính là kênh đầu tư giúp tạo ra nguồn thu nhập ổn định, biết trước, ít sự biến động và ít rủi ro hơn so với đầu tư cổ phiếu.
Lãi suất tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu. Điều này có nghĩa là khi lãi suất giảm, nhà đầu tư phải cố gắng giữ lãi suất cao nhất có thể. Họ sẽ thu lợi từ trái phiếu có lãi suất trả lãi cao hơn và khi đó nhu cầu mua trái phiếu tăng và giá trái phiếu sẽ tăng theo. Ngược lại khi mức lãi suất hiện hành tăng lên, nhà đầu tư sẽ bán ra những trái phiếu trả lãi thấp và dẫn đến giá trái phiếu giảm. Từ đó dẫn đến việc thua lỗ trong đầu tư trái phiếu của các nhà đầu tư.
Đơn vị phát hành trái phiếu được phép thu hồi trái phiếu trước ngày đáo hạn. Trái chủ sẽ được nhận khoản thanh toán gốc cao hơn mệnh giá trái phiếu.
Khi trái phiếu được thu hồi, nhà đầu nhận được tiền tuy nhiên họ lại không thể tái đầu tư ở mức lãi suất tương đương và lâu dài nó có thể ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận đầu tư của bạn.
Lạm phát hiểu đơn giản là sự mất giá của đồng tiền và hàng năm mức lạm phát tại Việt Nam trong khoảng 4%. Trường hợp mức lạm phát cao hơn mức lãi suất mà bạn nhận được thì bạn sẽ không có lời từ đầu tư mà thậm phí xảy ra thua lỗ.
Ví dụ: bạn mua trái phiếu với mức giá là X đồng, và bạn nhận được lãi suất là Y đồng, tuy nhiên mức lạm phát cao hơn mức lãi suất, tiền mất giá Z đồng với Z > Y. Như vậy việc đầu tư không thu được lợi nhuận mà thậm chí là bị lỗ.
Với trái phiếu doanh nghiệp, bạn sẽ đối mặt với rủi ro đơn vị phát hành gọi vốn bị phá sản sau một thời gian mua trái phiếu và không có khả năng hoàn trả cả vốn và lãi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên khi công ty phát hành phá sản, người sở hữu trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước sau đó mới đến cổ đông và Hội đồng quản trị.
Trái phiếu chính phủ rủi ro ít hơn trái phiếu doanh nghiệp, do chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Do đó mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp sẽ cao hơn so với lãi suất từ trái phiếu chính phủ.
Rủi ro về tính thanh khoản là nhà đầu tư không thể bán được trái phiếu. Trong trường hợp này nhà đầu tư chỉ có thể đợi đến khi trái phiếu đáo hạn mới lấy lại được vốn.
Nguyên nhân xảy ra rủi ro về tính thanh khoản trái phiếu có thể là do giá cả bị biến động khó lường hoặc thị trường của loại trái phiếu đó quá nhỏ chỉ có vài người muốn mua hoặc bán.
Khi bạn mua trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp này lại bị xếp hạng tín dụng thấp, khả năng kinh doanh hoặc trả nợ có vấn đề, ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay tính lãi suất cao hơn các khoản vay sau này của công ty. Tất cả những điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ với trái chủ hiện tại của công ty. Thậm chí nó còn có thể gây tổn thất cho người sở hữu trái phiếu khi họ muốn bán trái phiếu.
Để hạn chế rủi ro và tối ưu lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bạn có 2 sự lựa chọn đầu tư trái phiếu là đầu tư cá nhân hoặc tham gia vào các quỹ đầu tư trái phiếu. Với đầu tư cá nhân bạn tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư nguồn vốn của mình, lựa chọn trái phiếu đầu tư. Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức đầu tư trái phiếu để lựa chọn được loại trái phiếu phù hợp cho mình.
Với đầu tư vào quỹ trái phiếu, bạn chỉ cần bỏ tiền, công ty quản lý quỹ, các chuyên gia sẽ quyết định đầu tư. Thường họ sẽ đầu tư vào các trái phiếu có lợi nhuận cố định như trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng hoặc các trái phiếu doanh nghiệp có uy tín. Nhà đầu tư có vốn thấp cũng có thể tham gia quỹ mở, số tiền đầu tư sẽ theo quy định của từng quỹ. Đầu tư quỹ trái phiếu sẽ giảm thiểu rủi ro cho bạn, do nó được quản lý chuyên nghiệp bởi công ty quản lý quỹ.
Nguồn: nguontaichinh.com
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…