Đảo nợ là một hình thức cho ngân hàng giải ngân hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ. Theo quy định tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP, đảo nợ là việc huy động nguồn vốn mới nhằm mục đích trả trước một phần hoặc toàn bộ cho khoản nợ cũ vay trước đó.
Ví dụ: Công ty A đã vay Ngân Hàng khoản nợ 10 tỷ với thời hạn 1 năm. Đến thời hạn 1 năm nhưng công ty thua lỗ nên không có tiền thanh toán cho Ngân Hàng khoản nợ đó.
Công ty lo sợ phía Ngân Hàng sẽ chuyển khoản nợ 10 tỷ đó thành nợ xấu và thu hồi lại tài sản của công ty nên quyết định vay 10 tỷ ở bên ngoài để trả nợ cho Ngân Hàng đó và kết thúc khoản nợ 10 tỷ đó.
Tiếp đó, doanh nghiệp A tiếp tục thực hiện một khoản vay có giá trị 10 tỷ trong thời hạn 1 năm chính tại Ngân Hàng này và dùng số tiền đó để trả nợ cho bên ngoài. Nhờ vậy thời hạn vay vốn của công ty A lại tiếp tục được gia hạn thêm 1 năm.
Theo quy định cho vay vốn của Ngân hàng Nhà nước thì đảo nợ bị cấm tại các tổ chức tín dụng. Nhưng do chưa có quy định pháp lý rõ trong những năm qua hình thức đảo nợ ngân hàng diễn ra khá phổ biến. Từ thời gian 15/3/2017 khi Thông tư số 39/2016/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực, hình thức vay đảo nợ chính thức bị nghiêm cấm trừ một số trường hợp ngoại lệ được thực hiện.
Theo quy định của pháp luật theo thông tư 39/2016/TT-NHNN thì việc đảo nợ tại các ngân hàng là vi phạm pháp luật ngoại trừ 02 trường hợp được cho phép đảo nợ là:
Cho đến hiện nay Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định nào rõ ràng đề cập đến hình thức vay đảo nợ, ngay cả trong quy chế cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN đã được ban hành.
Trong các quyết định, thông tư sửa đổi cũng như các điều khoản bổ sung cũng chỉ ghi nhận lại về nguyên tắc: Hình thức vay đảo nợ và tổ chức tín dụng phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. “Hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt” theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP. Chính vì thế, việc vay đảo nợ vẫn chưa có các cơ sở pháp lý rõ ràng.
Việc vay đảo nợ ngân hàng không được cho phép thực hiện công khai chính nên các thủ tục cho vay đảo nợ tại các ngân hàng sẽ được đăng ký theo hồ sơ đáo hạn khoản vay để làm khoản vay mới.
Tuỳ thuộc vào các ngân hàng và tổ chức tài chính mà bạn lựa chọn để thực hiện vay đảo nợ sẽ có những yêu cầu về thủ tục, giấy tờ riêng. Về cơ bản sẽ có các loại giấy tờ chính như sau:
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm về việc vay đảo nợ, tuy nhiên trên hiện nay vẫn có nhiều tổ chức, cá nhân lách luật. Ngoài ra để tránh trích lập dự phòng cho ngân hàng và hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn bộ phận tín dụng phải đảo nợ cho khách hàng của mình hợp lý và đảm bảo an toàn. Hiện nay có một số hình thức cho vay đảo nợ như:
Ngân hàng sẽ tránh trường hợp để tiền ra khỏi ngân hàng. Trong một số trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp sẽ thực hiện đảo nợ ngân hàng bằng hình thức sử dụng một pháp nhân khác đứng tên để vay tiền tại chính ngân hàng đó. Sau đó, họ sẽ chuyển khoản tiền mới vay này để trả nợ cho khoản vay cũ tại chính ngân hàng đó.
Đây là hình thức sử dụng nguồn vốn bên ngoài lãi suất cao để trả hết khoản nợ đã vay cũ trong ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ làm hồ sơ cho vay mới và khách hàng dùng khoản tiền này để trả lại cho dịch vụ đã vay bên ngoài. Đây là một trong những cách đảo nợ thường gặp nhiều nhất hiện nay như vay nóng, vay các hình thức tín dụng đen,… để trả hết nợ đã vay cũ trong ngân hàng.
Ngoài ra, khách hàng có một cách đảo nợ khác cũng thường được áp dụng là người vay sẽ tiến hành chuyển khoản khoản vay cũ tại ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất vay thấp hơn.
Hình thức đảo nợ ẩn mặc dù có rất nhiều ưu điểm tích cực nhưng nó cũng chứa rất nhiều rủi ro cho cả hai bên khách hàng vay và tổ chức, ngân hàng cho vay như:
Như đã nói ở trên theo các thông tư ban hành thì nếu hành vi vay đảo nợ nếu không tuân thủ theo quy định pháp luật mà bị phát hiện thì dễ bị xem là phạm pháp. Nếu vi phạm cả khách hàng vay và phía ngân hàng cho vay đều sẽ phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật (ví dụ như hành vi làm giả giấy tờ hồ sơ,…)
Với vẻ bên ngoài, việc đảo nợ khiến nhiều người nghĩ rằng các khoản nợ quá hạn đã được hoàn trả rồi, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm thiểu đi. Tuy nhiên, nếu vay đảo nợ không được kiểm soát chặt chẽ thì nợ cứ tiếp tục xoay vòng khi khách hàng vay không đủ khả năng trả nợ. Cứ như vậy các khoản nợ được đảo nợ lập tức sẽ trở thành nợ xấu và gây ra rủi ro cho người đi vay.
Việc đảo nợ khiến tạo ra một vỏ bọc che dấu đi một phần nợ xấu hay nợ quá hạn. Điều này khiến cơ quan quản lý không nắm bắt được tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Do vậy, tình hình kinh tế chung sẽ không được phản ánh một cách chính xác.
Các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện việc đảo nợ khi chắc chắn rằng hợp đồng vay vốn mới sẽ thành công. Hiện nay vay đảo nợ là hình thức đang được nhiều người sử dụng. Vay đảo nợ bên cạnh những lợi ích còn chứa đựng nhiều rủi ro cao cho người vay và cả ngân hàng.Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định bạn tìm hiểu thật kỹ về các hình thức đảo nợ trên thị trường hiện nay.
Nguồn: hoitradeforex.com
Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…
Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…
Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…
Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…