Kiến Thức Đầu Tư

Cash flow là gì? Làm thế nào để quản lý dòng tiền hiệu quả?

Cash flow (dòng tiền) là một thuật ngữ được dùng mỗi khi phân tích báo cáo tài chính để chỉ sự chuyển động của tiền mặt hay các khoản tương đương tiền mặt trong doanh nghiệp. Sau mỗi kỳ kế toán, cash flow được thống kê lại và báo cáo một cách chi tiết. Khoảng thời gian theo dõi dòng tiền thường theo báo cáo chuẩn như một tháng, quý hoặc năm.

Dựa vào cash flow, bạn có thể đánh giá và phân tích các vấn đề đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh liên quan đến tài chính của công ty. Nếu tổng thu lớn hơn tổng tiền chi thì cash flow đang dương, ngược lại nếu tổng thu nhỏ hơn tổng chi thì cash flow đang âm. Từ đây, nhà quản lý sẽ đưa ra những phương án hoặc chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn.

Tóm lại, hiểu về cash flow là gì một cách cơ bản nhất, thì khả năng tạo ra giá trị cho các cổ đông của công ty, sẽ được xác định bởi khả năng tạo ra dòng tiền dương hay cụ thể hơn chính là tối đa hóa dòng tiền tự do trong dài hạn.

Các loại cash flow

Theo từng thời kỳ mà cash flow của các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi nhất định, nhằm đáp ứng phù hợp với tình hình kinh doanh. Việc hiểu rõ về cash flow là gì cũng như các loại cash flow, sẽ giúp doanh nghiệp phân tích đúng nhất tình hình tài chính. Từ đó biết cách kiểm soát, sử dụng tài chính như thế nào cho hiệu quả nhất. Cụ thể cash flow sẽ được chia thành 3 loại như sau:

Dòng tiền hoạt động

Là loại cash flow sẽ được tính toán dựa vào kết quả kinh doanh của công ty. Chủ yếu dòng tiền thu về từ các hoạt động bán hàng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, thu hồi nợ của khách hàng, đối tác. Dòng tiền được tính từ các chuyển động tiền của hoạt động thanh lý các tài sản cố định, các khoản cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư.

Dòng tiền đầu tư

Sẽ được tính trên các hoạt động đầu tư hay mua lại. Cụ thể thì dòng tiền này sẽ thông qua các khoản tiền đầu tư vào doanh nghiệp, hay đơn vị khác, các khoản cho vay, thu hồi vốn đầu tư hay từ việc thanh lý các tài sản cố định.

Dòng tiền tài chính

Sẽ tính toán dựa trên các hoạt động trả nợ hoặc vay, thanh toán cổ tức, hay mua lại/phát hành cổ phiếu. Ngoài ra, còn có thể thêm nguồn tiền từ các cổ đông đóng góp thêm vốn, tiền huy động thông qua vay vốn ngân hàng, công ty tài chính hay các công ty khác.

Cách tính:

Khi tính cash flow, bạn sẽ cần tính theo từng loại dòng tiền và áp dụng theo các công thức tương ứng dưới đây:

Dòng tiền thuần hay dòng tiền ròng, là sự chênh lệch giữa dòng tiền vào – ra của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Dòng tiền ròng được dùng vào những mục đích phân bổ khác nhau, thể hiện nhu cầu của nền kinh tế.

Dòng tiền thuần được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp và được tính theo công thức sau đây:

Dòng tiền ròng = Tổng tiền mặt – Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp

 

Dòng tiền chiết khấu kí hiệu là DCF, là một phương pháp định giá, dùng để ước tính giá trị của một khoản đầu tư dựa vào dòng tiền tương lai. Việc phân tích dòng tiền chiết khấu sẽ giúp bạn tìm ra giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Công thức tính dòng tiền chiết khấu như sau:

DCF = CF1/(1+r)^1  + CF2(1+r)^2 +…+ CFn(1+r)^n

Trong đó:

CF: Dòng tiền trong kỳ.

r: Lãi xuất hoặc lãi suất chiết khấu.

n: Số kỳ.

Dòng tiền tự do là dòng tiền còn lại sau khi doanh nghiệp sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính. Chỉ số này được coi là một tiêu chuẩn để phân tích cũng như định giá cổ phiếu cho một doanh nghiệp. Nói một cách khác, nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu về lợi nhuận của doanh nghiệp nào, thì hãy tính dòng tiền tự do theo công thức sau:

Dòng tiền tự do = Dòng tiền của hoạt động kinh doanh – Chi phí đầu tư

 

Dòng tiền tự do không sử dụng vay vốn

Là cash flow của doanh nghiệp mà không gồm các khoản thanh toán lãi. Như vậy, dòng tiền này sẽ chỉ bao gồm tiền mặt dùng thanh toán cho các chi phí hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Trong phân tích tài chính, dòng tiền này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng được đánh giá tốt.

Dòng tiền tự do không sử dụng vay vốn = Thu nhập trước lãi , thuế, khấu hao – Tổng chi phí đầu tư – Tổng chi phí vốn lưu động – Thuế

Các bước lập kế hoạch cash flow cho doanh nghiệp

Bước 1: Dự đoán dòng tiền vào

Bạn cần đưa ra các dự báo cho dòng tiền vào một cách chi tiết, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian kiểm tra khi có số liệu thực tế. Cách dự báo dòng tiền vào sẽ dựa theo ba nguồn sau:

  • Tiền vào từ hoạt động kinh doanh: Khoản tiền đến từ những hoạt động tạo ra doanh thu như tiền bán hàng, thu hồi nợ, cung cấp sản phẩm – dịch vụ,…
  • Tiền vào từ hoạt động đầu tư tài chính: Khoản tiền đến từ tiền phát hành cổ phiếu, các chủ sở hữu góp vốn bằng tiền, tiền huy động từ vay vốn,…
  • Tiền vào từ hoạt động đầu tư: Khoản tiền thu hồi từ đầu tư, tiền cho vay, tiền lãi, tiền thanh lý/bán/nhượng tài sản cố định,…

Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra

Tương tự như cách dự đoán dòng tiền vào, tại bước này, bạn sẽ đưa ra những dự báo về dòng tiền ra để giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt cho ngân sách để chi tiêu. Bạn sẽ dựa vào những hạng mục sau:

  • Chi tiêu cho hoạt động kinh doanh: Khoản tiền phục vụ cho mục đích kinh doanh tạo ra nguồn thu của doanh nghiệp. Ví dụ như: tiền trả lãi các khoản vay vốn, tiền đầu tư vật liệu, tiền quảng cáo tiếp thị, tiền lương cho nhân viên,…
  • Chi tiêu cho các hoạt động tài chính: Khoản tiền mua cổ phiếu đã phát hành, các khoản vay vốn, thuê tài chính, trả tiền cho nhà đầu tư,…
  • Chi tiêu cho các hoạt động đầu tư: Khoản tiền vào tài sản cố định, các thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng, tiền cho vay, góp vốn đầu tư.

Bước 3: Tính toán dòng tiền thuần của doanh nghiệp.

Việc tính toán dòng tiền thuần của doanh nghiệp sẽ giúp bạn nắm bắt được cash flow đang dương hay âm. Từ đây, đưa ra các kế hoạch thay đổi cho thích hợp với tình hình hiện tại.

Bước 4: Xác định số tiền thừa – thiếu vào mỗi cuối kỳ

Khi xác định số tiền thừa – thiếu vào mỗi cuối kỳ, doanh nghiệp sẽ biết được tình hình hoạt động kinh doanh đang đi lên hay đi xuống. Ví dụ cụ thể theo hình dưới đây:

Bạn có thể thấy, sơ đồ dòng tiền thể hiện:

  • Ô màu xanh nước biển: Thể hiện kỳ hạn thanh toán các khoản phải chi trả 30 ngày,
  • Ô màu đỏ: Thể hiện kỳ hạn tồn kho 60 ngày.
  • Ô màu xanh lá cây: Các khoản thu thực hiện được sau 120 ngày.

Theo đó, doanh nghiệp hiện tại đang bị thiếu hụt tiền mặt 90 ngày được thể hiện bằng ô màu vàng.

Bước 5: Đưa ra các giải pháp xử lý.

Sau khi đã nắm rõ về cash flow là gì cũng như dự đoán được dòng tiền ra – vào và số tiền mỗi cuối kỳ, thì bước cuối cùng sẽ là tìm giải pháp để phát triển.

  • Trường hợp cash flow thừa: Doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc đầu tư thêm các dự án khác để dòng tiền tiếp tục sinh lời. Đồng thời tiếp tục duy trì, phát triển những dự án đang thực hiện.
  • Trường hợp cash flow thiếu: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch cải thiện dòng tiền, đưa ra giải pháp cụ thể để hoạt động kinh doanh phát triển tốt hơn.

Cách quản lý dòng tiền hiệu quả

Quản lý tiền mặt theo từng khoản

Trong hoạt động kinh doanh, việc thu – chi sẽ diễn ra liên tục nhưng lại mang tính chất khác nhau như: tiền hàng, tiền lãi, lợi nhuận, các khoản rủi ro, vay vốn,… Chính vì vậy, bạn cần thực hiện quản lý tiền mặt theo các nhóm khác nhau gắn với từng mục đích hoạt động kinh doanh.

Cách chia khoản tiền theo từng hạng mục, sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán tổng thu chi, lỗ lãi, cũng như nắm bắt được các lỗ hổng trong lượng tiền thu chi. Đồng thời, cách quản lý này còn đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình phát triển hiện tại.

Lập kế hoạch thu chi cụ thể theo thời gian

Cách đơn giản nhất để quản lý được dòng tiền theo thời gian là lập bảng excel. Trong bảng cần ghi đầy đủ thông tin về những khoản dự kiến chi trả trong tương lai, khoản chi phí dự trù gắn liền theo mốc thời gian cụ thể. Bản kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì việc quản lý dòng tiền mặt càng dễ dàng hơn bấy nhiêu.

Dự trù khoản chi phí rủi ro

Đối với doanh nghiệp, khi quản lý tiền mặt luôn phải có một khoản dự trù cho các phát sinh bất ngờ, hay những rủi ro không lường trước. Việc có khoản dự trù này sẽ giúp bạn hạn chế những ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh khi có sự cố.

 

 

Nguồn: www.xemoi.mom

Stockup Investment Team

Recent Posts

Cách tính chỉ số VN30

Chỉ số VN30 là một chỉ số chứng khoán bao gồm 30 công ty niêm…

3 days ago

Những rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Giao dịch chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn…

2 weeks ago

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay phái sinh

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai loại tài sản phổ…

2 weeks ago

Cách chơi chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư dự…

3 weeks ago

Phái sinh VN30F1M là gì?

Phái sinh VN30F1M là một sản phẩm tài chính được phát triển từ chỉ số…

4 weeks ago

Top công cụ hỗ trợ giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng tài chính mà…

4 weeks ago